Nhiều người biết rằng khi có đám cháy thì cần dùng bình chữa cháy để dập tắt. Tuy nhiên, cách sử dụng bình chữa cháy như thế nào an toàn, đúng cách thì không phải ai cũng biết cách.
Hiểu được tâm lý mọi người, trong bài viết này Thép Bảo Tín sẽ hướng dẫn cụ thể cách sử dụng bình chữa cháy đúng cách, dễ hiểu. Chỉ 10 phút đọc, các bạn sẽ trang bị cho mình kiến thức hay, bổ ích về phòng cháy chữa cháy.
Bình chữa cháy là gì?
Cháy là một trong những tai nạn thường gặp, nó có thể gây thiệt hại nghiêm trọng cho con người và tài sản. Nhắc đến vấn đề này, Thép Bảo Tín chợt nhớ ra tin tức mới đọc sáng nay của Cổng thông tin điện tử Công an thành phố Hải Phòng về vụ việc “Kịp thời dập tắt đám cháy trong đêm tại xã Tân Dương”
Để có thể phòng cháy chữa cháy thì hiện nay nhiều hộ gia đình, chung cư, nhà xưởng, nơi kinh doanh,… trang bị bình chữa cháy. Vậy bình chữa cháy là gì?
Bình chữa cháy là một thiết bị cứu hoả (PCCC) được sử dụng để đối phó với các tình huống cháy nhỏ. Nó chứa một chất chữa cháy (như khí, bột hoặc bọt) và được thiết kế để phun (xịt) chất chữa cháy lên ngọn lửa, làm giảm nồng độ oxy hoặc cắt đứt khối lượng nhiên liệu, ngăn chặn sự lan rộng của cháy.

Các loại bình chữa cháy và cách sử dụng
Các loại bình chữa cháy phổ phiến
Các loại bình cứu hỏa thông dụng được sử dụng chủ yếu chia thành 3 loại theo chất chữa cháy: dạng bột khô, dạng khí, dạng bọt.
1. Bình bột chữa cháy xách tay
“Bình chữa cháy bột khô là bình có chứa chất chữa cháy bên trong ở dạng bột khô, áp suất cực lớn được thiết kế nhỏ gọn, thích hợp dùng ở văn phòng làm việc, hộ gia đình, chung cư, công trình công cộng,…
Nếu như trên bình ghi là ABC “bình chữa cháy dập tắt được 3 loại chất cháy: chất rắn, lỏng và khí”. Còn bình ghi là BC “bình dập tắt được 2 loại chất cháy: lỏng và khí”.
-> Hiện nay trên thị trường Việt Nam, bình bột chữa cháy lưu động (bình cứu hoả xách tay) phổ biến bao gồm: Bình bột chữa cháy ABC MFZL8, MFZ1, MFZ2, hay MFZ4
– Cơ chế chữa cháy của bình bột khô:
Bột khô trong bình được phun ra ngoài nhờ vào lực đẩy của áp suất khí nén. Khi bột được phun ra, phủ lên bề mặt cháy sẽ có tác dụng cách ly oxy với chất cháy, mặt khác ngăn cản hơi khí cháy tiến vào vùng cháy.

2. Tính năng tác dụng nguyên lý cách sử dụng bình chữa cháy bằng khí CO2
“Bình chữa cháy CO2 là loại thiết bị chữa cháy xách tay bên trong sở hữu khí CO2 -79 độ C bị nén với áp lực cao, đây là thiết bị dùng cho công việc chữa cháy lúc mới bắt đầu”.
Các loại bình chữa cháy CO2: Bình chữa cháy CO2 sẽ có ký hiệu MT hoặc CO2.
– Nguyên lý sử dụng bình chữa cháy CO2:
Khí CO2 trong bình được phun ra ngoài nhờ lực đẩy của khí nén. Khi khí CO2 được đẩy ra ngoài làm lạnh đột ngột, có tác dụng kìm hãm phản ứng cháy. Tuy nhiên, sẽ không tắt hoàn toàn và có nguy cơ cháy lại đối với chất rắn.

3. Bình chữa cháy dạng bọt
“Bình chữa cháy bọt Foam là một dạng của bình cứu hoả, sự kết hợp giữa nước và bọt tạo màng. Bên trong bình có chứa khối lượng lớn dung dịch mảng bọt, dung dịch này có tỷ trọng nhỏ hơn xăng, dầu hoặc nước và có thể được sử dụng dập các đám cháy chất A và B (chất rắn – lỏng)”.
Hiện nay có hai loại bọt Foam chủ yếu, đó là: Foam AFFF và Foam ARC
Loại thiết bị này dùng để dập các đám cháy nhỏ phát sinh như:
- Đám cháy loại A: đám cháy liên quan đến các vật rắn
- Đám cháy loại B: đám cháy liên quan đến các chất lỏng
Lưu ý, không phải tất cả các bình cứu hoả bọt Foam đều thiết kế sử dụng cho đám cháy điện, nó chỉ được sử dụng khi nhà sản xuất cho phép.
– Cơ chế chữa cháy của bình dạng bọt Foam:
Bọt trong bình được phun ra ngoài nhờ vào lực đẩy của áp suất khí nén. Lớp bọt phun ra ngoài có tác dụng cách ly chất cháy với ôxy không khí tiếp xúc với nhau, từ đó ngăn không cho cháy lại.

Công dụng của bình cứu hoả xách tay là kìm hãm phản ứng cháy. Tuy nhiên, dập lửa như nào cho hiệu quả, an toàn và dùng loại bình nào trong trường hợp nào thì không phải ai cũng biết. Đôi khi chúng ta dùng sai cách thì có thể làm tình trượng cháy nghiêm trọng hơn.
Cách sử dụng bình chữa cháy xách tay đúng cách, an toàn
Ngay dưới đây, Bảo Tín sẽ hướng dẫn bạn dùng bình chữa cháy xách tay hiệu quả, an toàn.
1. Hướng dẫn cách sử dụng bình chữa cháy dạng bột

Để sử dụng bình chữa cháy dạng bột khô, bạn sẽ thực hiện 4 bước:
Bước 1: Xem đồng hồ đo áp suất
Nhìn vào đồng hồ đo áp suất, bạn sẽ nhìn thấy ba màu: xanh, vàng và đỏ. Vậy những màu này có ý nghĩa như thế nào?
- Đồng hồ đo áp suất ở màu xanh là áp suất còn tốt.
- Màu vàng là dư áp suất
- Còn màu đỏ là áp suất yếu.

Bước 2: Lắc xóc bình
Tại sao lại phải lắc sốc bình trước khi sử dụng? Bởi vì, phần trên là khí nitơ (N2), phần dưới là bột khô. Bột khô để lâu ngày sẽ bị vón cục lại. Cho nên, trước khi sử dụng bạn cần phải lắc sốc để hoà tan bột bên trong.
Tay thuận cần vào phần mỏ vịt, tay còn lại bê phần đáy bình. Sau đó, tiến hành lắc sốc bình từ 3-5 lần.
Bước 3: Rút chốt an toàn
Khi thực hiện bước rút chốt an toàn này, các bạn lưu ý không được cầm vào phần mỏ vịt. Bởi vì, đây là hiện tượng khoá chốt.
Thực hiện rút chốt an toàn bằng cách:
- Tay không thuận vịn vào cổ bình
- Ngón tay khoẻ nhất (bên tay thuận) sẽ để vào chốt an toàn, rồi giật mạnh ra.
Bước 4: Tiến hành chữa cháy
- Tay cầm sát đầu loa phun (cách đầu loa phun 2-3cm).
-> Lưu ý, không được cầm vào vòi phun, hoặc phần đầu vòi phun. Bởi vì khi bóp mạnh áp suất ra, vòi phun sẽ quay thành hình chữ O, chữa cháy không hiệu quả.
- Tay cầm loa phun hướng vào trung tâm đám cháy, đứng cách đám cháy từ 1,5 -2m.
- Sau đó, bóp chặt mỏ vịt đến khi đám cháy bị dập tắt thì mới buông ra.
2. Cách sử dụng bình chữa cháy CO2 MT3
Khi sử dụng bình chữa cháy CO2 sẽ đơn giản hơn bình bột vì bình CO2 không có đồng hồ đo áp suất và cũng không cần lắc xóc trước khi sử dụng.

Cách sử dụng bình chữa cháy CO2
– Bước 1: Nâng loa phun lên 90 độ
– Bước 2: Rút chốt an toàn
Tay trái đặt vào cổ bình, tay còn lại (ngón tay khoẻ nhất) đặt vào chốt an toàn rồi giật mạnh ra.
– Bước 3: Tiến hành chữa cháy
Tay thuận cầm mỏ vịt, tay còn lại bê đáy bình chữa cháy. Chỉ loa phun vào trung tâm đám cháy, đứng cách đám cháy 1,5 -2m rồi bóp chặt mỏ vịt đến khi đám cháy tắt mới buông ra.
Lưu ý khi sử dụng bình chữa cháy CO2
- Không dùng bình CO2 phun trực tiếp vào người. Bởi vì, như thế sẽ gây bỏng lạnh (nguy hiểm hơn có thể ngoại tử).
- Không dùng bình chữa cháy CO2 để chữa các loại đám cháy: kim loại nóng chảy, đám cháy có than cốc,…. tại vì sẽ gây ra tình trạng phản ứng hoá học sinh ra khí CO rất độc hại.
Hiểu được tầm quan trọng của việc biết cách sử dụng bình chữa cháy, các Công tác tuyên truyền xây dựng phong trào toàn dân PCCC được diễn ra nhiều nơi cụ thể:
- Tuyên truyền về PCCC tại địa bàn phường Hạ Lý (của Cổng thông tin điện tử Công an thành phố Hải Phòng).
- Tập huấn, bồ dưỡng kiến thức PCCC và CNCH cho cán bộ Hội liên hiệp phụ nữ TPHCM (của trang Công an thành phố Hồ Chí Minh phòng cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ)
3. Cách sử dụng bình chữa cháy xách tay dạng bọt

Bước 1: Xem đồng hồ đo áp suất
- Bình có đồng hồ đo áp suất ở mức màu xanh -> áp suất còn tốt.
- Nếu nhích qua màu vàng thì dư áp suất.
- Còn nếu qua vạch màu đỏ thì bình có áp suất yếu (không chữa cháy được).
Bước 2: Lắc xóc bình
Tay thuận cần vào phần mỏ vịt, tay còn lại bê phần đáy bình. Sau đó, tiến hành lắc sốc bình từ 3-5 lần.
Bước 3: Rút chốt an toàn
Tay không thuận vịn vào cổ bình. Ngón tay khoẻ nhất (bên tay thuận) sẽ để vào chốt an toàn, rồi giật mạnh ra.

Bước 4: Tiến hành chữa cháy
Tay thuận cầm mỏ vịt, tay còn lại bê đáy bình. Chỉ vòi phun vào đám cháy, bóp chặt mỏ vịt đến khi đám cháy tắt rồi mới buông ra.
Lưu ý, đối với bình chữa cháy bọt Foam được sử dụng khác nhau tuỳ thuộc vào từng đám cháy:
- Chất rắn dễ cháy: Bạn có thể phun bọt chữa cháy vào trung tâm của ngọn lửa.
- Chất lỏng dễ cháy: Bạn sẽ không dùng bọt Foam phun trực tiếp lên đám cháy (bởi vì có thể làm chất lỏng lan ra bề mặt gần đó).
- Đối với đám cháy điện: Bạn có thể xử lý tương tự như chất rắn dễ cháy.
Dưới đây là video người dân sử dụng bình chữa cháy
Cách phân biệt bình chữa cháy bột và bình CO2
Ngay sau đây, Thép Bảo Tín sẽ chỉ các bạn cách đơn giản để phân biệt được đâu là bình cứu hoả xách tay dạng bột khô, và đâu là bình cứu hoả xách tay CO2.

Cách 1: Phân biệt qua đồng hồ đo áp suất
Cách phân biệt giữa bình dạng bột và bình CO2 đơn giản mà chính xác đó là:
- Bình bột sẽ có đồng hồ đo áp suất ở phần cổ bình.
- Ngược lại, bình CO2 sẽ không có đồng hồ đo áp suất ở phần cổ bình.
Cách 2: Phân biệt qua loa phun
- Bình bột có loa phun mềm, nhỏ
- Còn bình CO2 có loa phun cứng, to
Cách 3: Phân biệt cách ghi nhãn mác trên bình
Ngoài hai cách trên, thì các bạn còn có thể phân biệt qua nhãn mác tiếng anh ghi trên bình, cụ thể là:
- Trên nhãn mác tiếng anh của bình bột thường ghi chữ BC Powder, ABC Powder, AB Powder (bột chữa cháy loại BC, loại ABC và loại AB).
- Còn trên nhãn mác tiếng anh của bình CO2 thường có chữ carbon dioxide (CO2 Carbon dioxide/ CO2).
Việc tham khảo trước khi dùng bình chữa cháy sao cho đúng là một việc cần thiết. Bởi vì, khi bạn đã biết cách sử dụng thì khi gặp tình huống hoả hoạn bạn sẽ đỡ bối rối, lúng túng.
Khi sử dụng bình chữa cháy để dập tắt đám cháy cần phải
- Đọc kỹ hướng dẫn và nắm rõ tính năng tác dụng của từng loại bình để bố trí dập các đám cháy phù hợp.
- Khi phun, hãy đứng ở đầu hướng gió nếu cháy ngoài hoặc gần cửa ra vào nếu cháy trong.
- Khi phun, hãy tiếp tục cho đến khi ngọn lửa tắt hẳn mới ngừng phun.
- Khi dập các đám cháy chất lỏng, hãy phun bao phủ lên bề mặt cháy và tránh phun trực tiếp xuống chất lỏng để tránh bắn ra ngoài và làm cho đám cháy to hơn.
- Bình chữa cháy đã qua sử dụng cần được để riêng để tránh nhầm lẫn.
- Khi phun, hãy giữ bình ở tư thế thẳng đứng.
Những lời khuyên trên sẽ giúp bạn sử dụng bình chữa cháy một cách hiệu quả và an toàn.
Lưu ý khi kiểm tra, bảo quản bình chữa cháy

Dưới đây là một số điêu cần lưu ý khi kiểm tra, bảo quản bình chữa cháy xách tay:
- Đặt bình chữa cháy ở những nơi khô ráo, tránh những nơi có bức xạ nhiệt mạnh, có ánh nắng (nhiệt độ cao nhất là 50 độ C).
- Nếu như bạn để bình chữa cháy bên ngoài nhà, thì nơi đặt bình phải có mái che.
- Thường xuyên kiểm tra bình chữa cháy theo quy định của nhà sản xuất, hay ít nhất 3 tháng/ lần.
- Nếu như bình chữa cháy áp suất dưới vạch màu xanh thì phải nạp sạc bình chữa cháy.
- Nếu như mở bình nghe tiếng xì xì, thì phải lập tức ngừng và kiểm tra.
Kết luận
Sử dụng bình chữa cháy đúng cách là một yếu tố quan trọng trong việc kiểm soát và dập tắt cháy. Bằng cách nắm vững kiến thức cơ bản về bình chữa cháy, thực hiện đúng quy trình sử dụng, và tuân thủ các biện pháp an toàn.