Hello cả nhà! Cả nhà có còn nhớ lần tham quan nhà máy thép Vina One ở tại Long An lần trước không?
Hôm đó Thép Bảo Tín đã có một cái thắc mắc nho nhỏ như này:
Tại sao nhà máy thép Vina One lại đặt ở Long An?
Hay là khi đặt ở Long An, Công Ty Cổ Phần Sản Xuất Thép Vina One sẽ có những lợi thế phát triển như thế nào?
Hôm nay chúng ta hãy cùng nhau tìm lời giải đáp cho những thắc mắc đó nhé!

Chính sách thúc đẩy phát triển kinh tế của Chính Phủ và tỉnh Long An
Trước tiên, chúng ta hãy nói một chút về tỉnh Long An nha.
Long An là một tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long, có vị trí địa lí đặc biệt.
Là địa phương nằm ở cửa ngõ của vùng Đồng bằng sông Cửu Long liền kề với Thành phố Hồ Chí Minh.
Hãy xem, Đảng và Nhà Nước đã có những chủ trương, chính sách phát triển nào? Tạo điều kiện thuận lợi cho toàn tỉnh Long An và nhà máy thép Vina One Long An nha.
Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà Nước
Theo một số nguồn tin đáng tin cậy mà Thép Bảo Tín có được. Thì mới đây trong 1 bài báo của Bộ Tài Chính với chủ đề: “Chính sách tài khóa hỗ trợ tích cực cho tăng trưởng kinh tế”.
Đã có đề cập đến chính sách tăng đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng với quy mô 113,85 nghìn tỷ đồng dành cho đầu tư hạ tầng giao thông chiến lược như: Cao tốc Bắc – Nam, sân bay Tân Sơn Nhất… (Nguồn: taisancong.vn – Bộ Tài Chính).

Ngoài ra, Đảng và Nhà Nước cũng đã ban hành 2 chính sách quan trọng, thúc đẩy sự phát triển của tỉnh Long An nói riêng và cả nước nói chung.
Một là Nghị định số 92/2006/NĐ-CP, số quyết định phê duyệt 1439/QĐ -TTg ngày 03/10/2012
Nghị định đã Quy hoạch tổng thể sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Long An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Với một số điểm quan trọng nhất như là:
- Đầu tư và phát triển mạng lưới giao thông.
- Phát triển nguồn và mạng lưới truyền tải điện.
- Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng xã hội và phúc lợi công cộng.
Hai là Nghị quyết số 138/NQ-CP ngày 25/10/2022 của Chính Phủ
Nội dung của Nghị quyết về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Và Long An là 1 trong 13 tỉnh thuộc vùng DB SCL được Nhà Nước chú trọng phát triển:
- Chú trọng đầu tư và hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông, năng lượng, đô thị, hạ tầng số, bảo vệ môi trường, thủy lợi, phòng chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu và hạ tầng văn hóa, xã hội.
- Ưu tiên phát triển một số ngành, lĩnh vực có tiềm năng, lợi thế và còn dư địa lớn để làm động lực cho tăng trưởng và nâng cao tính tự chủ của nền kinh tế.
- Đầu tư xây dựng trung tâm kinh tế, tài chính, đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt với thể chế, cơ chế, chính sách đặc thù, vượt trội có tính đột phá, có khả năng cạnh tranh quốc tế cao.
- Hình thành và phát triển các hành lang kinh tế kết nối các cảng biển, cảng hàng không, cửa khẩu quốc tế, đầu mối giao thương lớn, các đô thị, trung tâm kinh tế, cực tăng trưởng.
- Phát triển các vành đai công nghiệp – đô thị – dịch vụ tại các vùng động lực, vùng đô thị lớn.
Thép Bảo Tín nghĩ rằng với những chủ trương, chính sách trên. Nhà máy thép Vina One ở tại Long An sẽ có rất nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển.
Chủ trương, chính sách của tỉnh Long An
Bên cạnh những chính sách phát triển, khôi phục nền kinh tế của Đảng và Nhà Nước. UBND tỉnh Long An cũng đã ban hành nhiều nghị quyết, quyết định quan trọng về đầu tư xây dựng mới và nâng cấp nhiều tuyến giao thông trọng yếu đi qua tỉnh.
- Ðặc biệt là tuyến quốc lộ 14 nối dài (đường Hồ Chí Minh).
- Xây dựng mới đường hương lộ 1 ở hữu ngạn sông Vàm Cỏ.
- Xây mới đường Rạch Tre -Tân Nhựt, An Thạnh – Tân Hoà và Tân Bửu – Tân Hoà ở tả ngạn sông Vàm Cỏ.
- KV phía Nam nâng cấp các đường huyện hiện hữu nối từ quốc lộ 1 vào các khu công nghiệp.
- Đường cao tốc TP HCM – Trung Lương, Long An – Tân Sơn Nhất, Bến Lức – Long Thành, đại lộ Đông – Tây.
- Một số dự án nâng cấp các tuyến đường vành đai 1,2,3,4 và đường tỉnh lộ, đường xuyên tâm,…
- Hệ thống đường thủy là sông Vàm Cỏ Đông.
- Một số tuyến đường lớn như quốc lộ N2, tuyến 824 và 825.

Giúp việc giao thương hàng hóa thuận lợi, người dân di chuyển dễ dàng, tạo sự liên kết giữa các địa phương trong tỉnh và với các tỉnh, thành phố khác trong cả nước.
Chủ trương, chính sách của huyện Bến Lức
Thực hiện nghị quyết đại hội Đảng các cấp, huyện Bến Lức đã tập trung huy động mọi nguồn lực. Để đầu tư xây dựng và hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ với hạ tầng xã hội.
Góp phần nâng cao chất lượng đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Cụ thể như là:
- Cải tạo, nâng cấp hệ thống cấp – thoát nước.
- Mở rộng hệ thống lưới điện
- Phát triển mạng lưới thông tin liên lạc
- Đầu tư, xây dựng các công viên cây xanh,…
Theo ông Trần Văn Tươi – chủ tịch UBND huyện Bến Lức. Trong giai đoạn từ năm 2021 – 2030, huyện sẽ tiếp tục thực hiện mở rộng và quy hoạch mới 13 khu công nghiệp (KCN) hiện hữu, với diện tích 5.658ha. Bao gồm có là:
- KCN Vĩnh Lộc 2
- KCN Thuận Đạo
- KCN Nhựt Chánh
- KCN Phúc Long
- KCN Thịnh Phát
- KCN Phú An Thạnh
- KCN Prodezi (GĐ1)
- KCN Tandoland
- KCN Sài Gòn Mêkông
- KCN Vsip
- KCN Hải Sơn,…

Đây cũng sẽ là một tín hiệu tích cực cho sự phát triển của nhà máy thép Vina One Long An. Các KCN, cụm công nghiệp được mở rộng, đồng nghĩa nhu cầu về sắt thép xây dựng nhà xưởng cũng sẽ tăng theo.
Điểm thuận lợi về địa lí và hạ tầng phụ trợ cho nhà máy thép Vina One ở Long An
Như Thép Bảo Tín đã nói, Long An có một vị trí địa lí đặc biệt. Đặc biệt ở đây là tỉnh có:
1️⃣ 02 hành lang: Hành lang đường Vành đai 3 – 4 và Hành lang phát triển phía nam (TP HCM – Long An – Tiền Giang)
2️⃣ 01 trung tâm: Thành phố Tân An trở thành trung tâm hành chính và công nghệ cao. Kết nối các hành lang và trục động lực dọc Quốc lộ 62. Nối liền vùng Đồng Tháp Mười và quốc gia Campuchia.
3️⃣ 01 vùng: Vùng Đồng Tháp Mười
4️⃣ 06 trục động lực:
- TĐL vành đai 3 – vành đai 4: Kết nối Long An với quốc tế qua sân bay Long Thành và Cảng trung chuyển quốc tế Cái Mép – Thị Vải, Cảng Long An.
- TĐL QL 50B: Kết nối TP. Hồ Chí Minh – Long An – Tiền Giang.
- TĐL QL 62 song hành: Kết nối vùng Đồng Tháp Mười với vùng kinh tế Campuchia.
- TĐL Mỹ Quý Tây – Lương Hòa: Kết nối đô thị công nghiệp, dịch vụ khu vực Đức Hòa với cửa khẩu Mỹ Quý Tây.
- TĐL QL N1: Kết nối Long An với vùng TP. HCM, vùng ĐB SCL, vùng Tây Nguyên.
- TĐL Đức Hòa: Kết nối hệ thống các KCN, đô thị vùng công nghiệp phía Bắc.
Giúp phát huy tiềm năng và lợi thế về KT – VH – CT. Tạo dựng các trung tâm, hình thành các vùng chức năng thúc đẩy phát triển KT – XH của tỉnh Long An.
Vị trí địa lí huyện Bến Lức
Dựa trên bản đồ hành chính tỉnh Long An, huyện Bến Lức nằm phía đông bắc của tỉnh Long An. Là cửa ngõ phía bắc của miền Tây Nam Bộ, cách trung tâm TP. HCM khoảng 30 km về hướng tây nam và cách TP. Tân An 15 km về hướng đông bắc, có vị trí địa lý:
- Phía bắc giáp các huyện Đức Hòa, Đức Huệ
- Phía đông giáp huyện Bình Chánh, TP HCM
- Phía nam giáp các huyện Cần Giuộc, Cần Đước, Tân Trụ
- Phía tây giáp huyện Thủ Thừa.

Huyện Bến Lức là một địa bàn chiến lược về kinh tế và quân sự của thành phố Hồ Chí Minh.
Đi qua địa bàn huyện Bến Lức có Quốc lộ 1, là trục giao thông chính của Quốc gia. Nối liền địa bàn vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với ĐB SCL.
Ngoài ra, vùng phía nam của huyện với hệ thống giao thông thủy, bộ rất phát triển.
Tạo điều kiện cho phát triển kinh tế, phát triển các KCN, TM – DV. Giao lưu văn hoá, hoà nhập với kinh tế thị trường. Phát triển nhiều loại hình dịch vụ, hình thành các điểm trung chuyển hàng hoá giữa miền Tây lên TPHCM và ngược lại.
Bên cạnh đó, nguồn đất chưa sử dụng của huyện còn khá là nhiều. Địa hình tương đối bằng phẳng, thuận tiện cho san lấp mặt bằng và xây dựng cơ sở hạ tầng.
Đây cũng là một yếu tố thu hút đầu tư trong và ngoài nước. Tiền đề cho sự phát triển của nền Công nghiệp hóa.
Hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ bổ trợ nhà máy thép Vina One Long An
Ngoài vị trí địa lý thuận lợi, thì xung quanh nhà máy thép Vina One Long An cũng có nhiều tuyến giao thông trọng yếu kết nối. Điển hình như
- QL 1A
- Cao tốc SG – Trung Lương
- Cao tốc Bến Lức – Long Thành

Đây sẽ là những tuyến đường bộ chính giúp vận chuyển hàng từ nhà máy đi các khu vực, tỉnh thành khác.
Hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông đường thủy bổ trợ nhà máy thép Vina One Long An
Bên cạnh các tuyến GTVT đường bộ, thì GTVT đường thủy cũng là một yếu tố thuận lợi cho sự phát triển của nhà máy thép Vina One Long An.
Tính tới thời điểm hiện tại, thì có 2 cảng biển có thể hỗ trợ việc xuất nhập hàng của Công Ty Cổ Phần Sản Xuất Thép Vina One. Đó là:
Cảng Tân cảng Hiệp Phước
- Khánh thành 19/5/2015, Khởi công Ngày 16-5-2009
- Dự án cảng Sài Gòn – Hiệp Phước ( giai đoạn 1 ) nằm trên sông Soài Rạp, huyện Nhà Bè, TP. HCM.
- Chính thức được xây dựng với quy mô cảng biển quốc tế, tổng vốn đầu tư 2.735 tỷ đồng.
- Có diện tích gần 19ha với 420m cầu tàu tiếp nhận tàu 50.000 tấn đầy tải và tàu 70.000 tấn hạ tải. Cùng với 253m bến sà lan tiếp nhận sà lan 2.000 tấn.
- Ngoài ra, cảng có thêm bãi chứa hàng rộng 17ha, 5 xe nâng hàng, 34 xe đầu kéo và nhiều thiết bị khác,
- Cảng Tân Cảng – Hiệp Phước có tổng sản lượng hàng quy đổi thông quan gần 9 triệu tấn /năm.
- Đặc biệt là khoảng cách từ nhà máy thép Vina One Long An đi ra cảng chỉ chưa đầy 34,8 Km.

Cảng Tân cảng Quốc tế Long An
- Được chính thức xây dựng từ năm 2015
- Cảng nằm trong quần thể gồm 4 dự án thành phần với tổng quy mô 1.935 ha. Bao gồm: Cảng quốc tế Long An, KCN Đông Nam Á Long An, Khu dịch vụ Công nghiệp Đông Nam Á Long An và Khu đô thị Đông Nam Á Long An.
- Ngày 26/9/2020, Tập đoàn Đồng Tâm đã chính thức khánh thành giai đoạn 1 và khởi công giai đoạn 2 Cảng quốc tế Long An.
- Cảng có 7 cầu cảng có khả năng tiếp nhận tàu tải trọng lên đến 70.000 DWT. Với tổng chiều dài từ đầu cầu cảng số 1 đến cuối cầu cảng số 7 là 1.670m; 7 bến sà lan; hệ thống nhà kho, kho ngoại quan; hệ thống bãi container và các công trình phụ trợ khác…
- Khoảng cách từ nhà máy thép Vina One Long An đi ra cảng chỉ chưa đầy 30,4 Km.

Khoảng cách phải nói là vô cùng thuận lợi.
Hệ thống năng lượng đảm bảo hoạt động sản xuất
Nếu nói đến sự phát triển của nhà máy thép. Mà không đề cập đến nguồn cung cấp năng lượng cho nhà máy hoạt động ổn định thì thật là thiếu xót đúng không ạ.
Bởi một nhà máy thép khi vận hành sẽ cực kỳ tiêu tốn điện năng, đặc biệt trong các lò cao và lò tinh luyện.
Được biết, lân cận nhà máy thép Vina One Long An có 1 Trạm Biến Áp (TBA) 110 Kv đang hoạt động.
Đó là Trạm biến áp 110KV KCN Vĩnh Lộc 2. Nằm tại Đường VL2, Long Hiệp, Bến Lức, Long An, Việt Nam.
Trạm có quy mô công suất 2×63 MVA. Đảm bảo cung cấp điện cho các nhà máy tại KCN Vĩnh Lộc 2.

Như vậy có thể thấy, nhà máy thép Vina One đặt tại Long An có 4 yếu tố chính. Đảm bảo sự vận hành và là lợi thế phát triển. Đó là
- Chủ trương, chính sách phát triển của Đảng và Nhà Nước cho toàn tỉnh.
- Các nghị quyết, quyết định của lãnh đạo địa phương.
- Hệ thống hạ tầng GTVT kết nối giữa các vùng kinh tế.
- Gần nguồn cung cấp điện năng (Trạm biến áp 110KV KCN Vĩnh Lộc 2)