Thép mỏng là gì? Nó có giống thép tấm không?

Thép mỏng có phải là thép tấm hay không? Đây đang là thắc mắc của rất nhiều người. Với những ai trong làm việc trong ngành xây dựng, kỹ thuật,…thì đây vẫn là một dấu hỏi lớn. Để bạn có được đáp án đầy đủ và chính xác nhất, Thép Bảo Tín xin gửi đến bạn bài viết sau.

Thép mỏng là gì? Cấu tạo ra sao?

Thép mỏng là dạng thép tấm phẳng, dẹt, được sản xuất với độ dày thường dưới 5mm. Thép mỏng này được cắt xẻ từ cuộn thép cán nguội. Đồng thời giữ nguyên đặc tính ban đầu của thép cán nguội như: độ đàn hồi tốt, chống chịu lực tốt, độ bền cao…

Thép mỏng hay còn gọi là tấm thép mỏng, thép tấm mỏng, thép lá, thép lá mỏng. Miếng thép mỏng được làm từ kim loại mạnh. Nó sở hữu ưu điểm vượt tội về độ bền, cứng, khả năng chịu lực. Nhờ vậy, các ứng dụng sử dụng loại thép này thường có tuổi thọ khá dài.

thép mỏng

Cấu tạo thép tấm mỏng:

Loại thépCMnPS
SPCEMax 0,08Max 0,04Max 0,030Max 0,030
SPCDMax 0,10Max 0,45Max 0,035Max 0,035
SPCCMax 0,12Max 0,50Max 0,040Max 0,045

Trong đó: SPCE/ SPCD/ SPCC là dòng thép tấm cán nguội được sản xuất theo tiêu chuẩn Nhật Bản JIS G3141.

Chính vì thép lá cực mỏng nên chi phí sản xuất nó cũng rẻ hơn so với thép tấm thông thường. Ta có thể tiết kiệm từ 10 – 15% chi phí kim loại đầu vào.

Thép mỏng có phải thép tấm hay không?

Dựa theo khái niệm ở trên, ta có thể coi thép mỏng là một dạng thép tấm. Nhưng nó vẫn có thể được phân biệt như một loại riêng dựa trên những đặc trưng riêng. Để dễ hiểu hơn, hãy xem ngay sự so sánh của Thép Bảo Tín về thép tấm và tấm thép mỏng sau:

Điểm giống nhau

  • Chúng đều có dạng tấm phẳng.
  • Chúng được sản xuất bằng quy trình cán nóng hoặc cán nguội phôi thép.
  • Thép lá và thép tấm cũng có độ cứng, độ bền, khả năng chịu tải tương tự nhau. Nhờ vậy, chúng dễ gia công, cắt, uốn vào các ứng dụng.

Điểm khác nhau

Đặc điểmThép mỏng (tấm thép mỏng, thép lá)Thép tấm
Độ dàyDưới 5mm, phổ biến từ 0.5mm đến 3mmTừ 3mm đến 200mm hoặc cao hơn
Tính chấtDễ uốn, dát, cắt, đột lỗ hơnChịu lực tốt hơn, ít bị cong vênh, móp méo
Ứng dụngThích hợp cho các kết cấu đòi hỏi sự linh hoạt, dễ tạo hìnhThích hợp cho các kết cấu chịu tải trọng lớn, cần độ bền cao
Tiêu chuẩnCó thể tuân theo các tiêu chuẩn riêng biệt (TCVN 11229-1:2015, JIS G3131, ASTM A1008)Thường tuân theo các tiêu chuẩn chung cho thép tấm (TCVN 6522:2008, JIS G3101, ASTM A36,…)
Ứng dụngThân xe ô tô, vỏ thiết bị điện tử, đồ dùng gia dụng, ống dẫnDầm thép, cột thép, sàn nhà, vỏ tàu, máy móc

Từ những so sánh bên trên, ta thấy việc xác định thép mỏng có phải thép tấm hay không là tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Chúng bao gồm: độ dày, tiêu chuẩn, ứng dụng,…. . Dù đặc điểm kỹ thuật có phần tương đồng nhưng không thể khẳng định chắc chắn miếng thép mỏng cũng là thép tấm. Và việc của bạn là cần xác định rõ mình cần thép có quy cách và tiêu chuẩn ra sao để lựa chọn cho hợp lý.

Tấm thép mỏng

Thông số kỹ thuật của thép tấm lá

Dưới đây là bảng thông số kỹ thuật của thép lá tham khảo:

Tiêu chíĐơn vị đoTiêu chuẩn
Vật liệu
PO, CR, GI/GA/EG, ZAM, Thép không gỉ (SUS)
Độ dàymm
0.3 – 6.0 (với cuộn)tối đa 13 mm (với nguyên liệu tấm)
Chiều rộng cuộn mẹmmtừ 100 – 1,600
Chiều rộng nguyên liệu tấmmmtừ 100 – 3,000
Trọng lượng cuộn mẹTối đa 25,000
Đường kính trong cuộn mẹmm508/610/762
Đường kính ngoài cuộn mẹmmTối đa 2,000
Sản phẩm
Chiều dài tấmmm30 – 6,000
Dung sai độ dàimm± 0.5
Dung sai đường chéomm< 0.5/1,000
Bavia (mm)mm≤ 0.05
Phủ bề mặtGiấy, Vinyl

> Xem thêm các loại thép tấm phổ biến khác để thấy rõ sự khác biệt.

Miếng thép mỏng mạ kẽm
Miếng thép mỏng mạ kẽm

Trên đây là đáp án của câu hỏi thép mỏng có phải thép tấm hay không. Cùng với đó, chúng tôi cũng cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về miếng thép lá. Nếu bạn cần hỗ trợ gì thêm hãy gọi cho Thép Bảo Tín qua Hotline 0932 059 176.

Bình luận (0 bình luận)