Ứng dụng của thép SS400 thì chắc cũng nhiều bạn biết rồi phải không? Điển hình như thép cuộn SS400, thép tấm SS400, … nè. Dầu vậy, liệu bạn đã nắm rõ những thông tin về loại mác thép này chưa? Ví dụ tiêu chuẩn thép SS400, mác thép tương đương,… chẳng hạn.

Nếu chưa, thì đọc ngay bài viết này nha!

Thép SS400 là gì?

Trước tiên, Thép Bảo Tín xin nhắc lại một chút về định nghĩa của thép SS400 nha.

Thép SS400 là một loại mác thép Carbon, nó được sản xuất dựa trên các tiêu chí được quy định tại tiêu chuẩn JIS G3101 – Tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản về thép cuộn cho kết cấu chung.

Thép SS400 thường được sản xuất ở các dạng chính sau đây:

  • Thép tấm và thép lá
  • Dải thép ở dạng cuộn
  • Thép hình U – H – V – I
  • Thép thanh la
  • Thép thanh tròn đặc
Các loại hình thái thép SS400
Các loại hình thái thép SS400 trên thị trường

Rồi, bây giờ chúng ta qua tìm hiểu tiếp về tiêu chuẩn sản xuất của loại thép này nhé!

Tiêu chuẩn của mác thép SS400

Như Thép Bảo Tín đã có đề cập ở phần trên, là mác thép SS400 được sản xuất theo tiêu chuẩn JIS G3101. Vậy cụ thể tiêu chuẩn này quy định như thế nào?

Mời bạn xem qua các bảng thông tin dưới đây nha.

Bảng tiêu chuẩn thép SS400

MÁC THÉPTỶ LỆ CÁC THÀNH PHẦN HÓA HỌC (%)ỨNG SUẤT CHẢY (MPa)ỨNG SUẤT KÉO (MPa)ĐỘ DÃN DÀI (%)
C≤ 16mm maxC>16mm maxSi maxMn maxP max.S max.t ≤ 16mm16 - 40 mm40 - 100 mm> 100 mm
SS4000.170.201.404545245235215205400 - 51017 - 23 %

Tiêu chuẩn thí nghiệm của thép tấm SS400

Tiêu chuẩn về hình dạng, kích thước, khối lượng và dung sai.

  • Hình dạng, kích thước, khối lượng và dung sai của mác thép SS400 phải phù hợp với tiêu chuẩn JIS G3191, JIS G3192, JIS G3193, JIS G3194.
  • Dung sai chiều rộng đối với thép tấm, lá và dải thép được cắt từ cuộn, và dung sai chiều dài tấm thép nên phù hợp với phân lớp A của dung sai cho trước trong JIS G3193, trừ khi được quy định khác.
  • Dung sai độ dày tấm không được chỉ định trong JIS G3193 có thể được thỏa thuận giữa người mua và người nhà cung cấp.

Tiêu chuẩn về bề mặt hoàn thiện của sản phẩm.

Bề mặt hoàn thiện của sản phẩm thép SS400 phải phù hợp với:

  • Mệnh đề 9 trong tiêu chuẩn JIS G3191
  • mệnh đề 9 trong tiêu chuẩn JIS G3192
  • Mệng đề 6 trong tiêu chuẩn JIS G3193
  • Mệnh đề 10 trong tiêu chuẩn JIS G3194

Tiêu chuẩn thử nghiệm:

Tiêu chuẩn lấy mẫu và phương pháp lấy mẫu được căn cứ theo quy định tại mục 8, tiêu chuẩn JIS G0404.

Các phương pháp phân tích thành phần hóa học của mác thép phải tuân theo các tiêu chuẩn JIS G1211, JIS G1213, JIS G1214, JIS G1215, JIS G1253, JIS G1256, JIS G1257, JIS G1258.

Các phương pháp thử nghiệm cơ học phải được căn cứ theo mục 9 của tiêu chuẩn JIS G0404. Với phương pháp lấy mẫu thử này, thì mẫu thử phải thuộc lớp A và số mẫu thử nên được lấy theo số lượng như sau:

  • Thép tấm và thép dải SS400 có khối lượng trên 50 tấn, phải lấy ít nhất 2 mẫu thử.
  • Đối với thép hình SS400 có khối lượng trên 50 tấn, cũng phải lấy ít nhất 2 mẫu thử.
  • Đối với thép đặc SS400 có khối lượng lô thử trên 50 tấn, phải lấy ít nhất 2 mẫu thử.

Phương pháp kiểm tra và thử nghiệm độ bền kéo, các phương pháp thử uốn cong phải thực hiện theo các quy định tại tiêu chuẩn JIS G0416, và phụ lục 1 của tiêu chuẩn này.

Bạn đọc có thể xem bản gốc tiêu chuẩn JIS G3101 để có những thông tin chính xác nhất nhé.

Mác thép tương đương với SS400

Chắc hẳn đây cũng là một vấn đề mà rất nhiều bạn khi đi mua hàng sẽ quan tâm đúng chứ. Tại vì hàng theo đúng yêu cầu của công trình, sản phẩm đâu phải lúc nào cũng có sẵn.

Lúc đấy mình phải có một giải pháp thay thế khác, đó là lựa chọn một mác thép tương đương.

Theo Thép Bảo Tín được biết thì mác thép SS400 sẽ có các đặc điểm, đặc tính tương đương với các mác thép trong bảng sau.

Tiêu chuẩn EU
EN
Tiêu chuẩn USA
-
Tiêu chuẩn Đức
DIN,WNr
Tiêu chuẩn Nhật Bản
JIS
Tiêu chuẩn Pháp
AFNOR
Tiêu chuẩn Anh
BS
Tiêu chuẩn Canada
HG
Tiêu chuẩn châu Âu cũ
EN
Tiêu chuẩn Ý
UNI
Tiêu chuẩn Bỉ
NBN
Tiêu chuẩn Tây Ban Nha
UNE
Tiêu chuẩn Trung Quốc
GB
Tiêu chuẩn của Thụy Điển
SS
Tiêu chuẩn Áo
ONORM
Tiêu chuẩn Na Uy
NS
Tiêu chuẩn Nga
GOST
Tiêu chuẩn Bồ Đào Nha
NP
Tiêu chuẩn Ấn Độ
IS
S235JR1015 A283C GradeC GradeD SSGrade33RSt37-2 St37-2SM400A SS400E24-240A 40B230GFe360B Fe360BFN S235JRG2Fe360BAE235BAE235B-FNQ235A Q235B Q235D1311 1312RSt360BNS12123St2ps St2sp St3ps St3spFE360-BIS226
Lưu ý là sự so sánh tương đương ở trên chỉ mang tính tương đối. Bạn đọc chỉ nên lấy làm tham khảo thôi, nếu cần sử dụng, hãy tìm hiểu kỹ về đặc tính loại mác thép mình cần thay thế nha.

Độ cứng của thép SS400

Ở đây, Thép Bảo Tín sẽ đề cập đến phép đo độ cứng Brinell.

Thang đo Brinell đặc trưng cho độ cứng vết lõm của vật liệu thông qua thang đo độ xuyên thấu của mũi ấn, được đặt trên mẫu thử vật liệu. Nó là một trong nhiều định nghĩa về độ cứng trong khoa học vật liệu .

Được đề xuất bởi kỹ sư người Thụy Điển Johan August Brinell vào năm 1900, đây là phép thử độ cứng chuẩn hóa và được sử dụng rộng rãi đầu tiên trong kỹ thuật và luyện kim. Kích thước lớn của vết lõm và khả năng làm hỏng mẫu thử làm hạn chế tính hữu dụng của nó. Tuy nhiên, nó cũng có tính năng hữu ích là giá trị độ cứng chia cho hai sẽ cho UTS gần đúng tính bằng ksi đối với thép. Tính năng này đã góp phần giúp nó sớm được áp dụng trong các bài kiểm tra độ cứng cạnh tranh.

Các phương pháp đo độ cứng thép SS400
Các phương pháp đo độ cứng thép SS400

Dưới đây là độ cứng ước tính của mác thép SS400:

Bảng chuyển đổi độ cứng
độ bền kéo
Cường độ
(N/mm 2)
Độ cứng Brinell
(BHN)
Độ cứng Vickers
(HV)
Độ cứng Rockwell
(HRB)
41512413071.2
45013314075
48014315078,7
51015216081,7
Bài chia sẻ về thép SS400 Thép Bảo Tín xin được phép tạm dừng ở đây. Nếu Quý bạn đọc thấy thông tin bên mình cung cấp là chính xác và hữu ích. Đừng quên đăng ký theo dõi tin tức bên mình nhé.
Question and answer (0 comments)