Bản mã thép có độ bền cao và khả năng chịu được nhiệt độ và áp suất cao, vậy bạn có biết bản mã là gì hay không? Chúng ta cùng Thép Bảo Tín tìm hiểu ngay trong bài viết này.
Lúc trước, Thép Bảo Tín cũng đã từng đặt một câu hỏi như vậy.
Mãi khi mấy anh em công trình kết cấu thép gửi bản vẽ để gia công, thì Thép Bảo Tín mới biết đó anh em.
Thiết nghĩ, nhiều anh em mới vào nghề chắc cũng sẽ có thắc mắc giống mình.
Nên hôm nay quyết định làm một bài viết để giới thiệu về dòng sản phẩm này.
Bản mã là gì?
Bản mã (tiếng Anh là Gusset Plate), còn được gọi là sắt bản mã hoặc thép bản mã, là một tấm thép hình vuông được đặt ở đầu cọc bê tông. Chức năng chính của bản mã là hàn nối các đầu cọc với nhau, giúp cố định chắc chắn các đầu cọc khi ép xuống đất.
Có thể gắn chặt tấm bản mã vào từng bộ phận khung thép bằng cách sử dụng các phương pháp cơ học như bu lông hoặc các phương pháp liên kết vĩnh viễn như hàn. Tấm bản mã không chỉ đóng vai trò là phương pháp nối thép lại với nhau mà còn tăng cường độ bền và hỗ trợ cho từng khớp kết cấu.
Các loại kích thước bản mã thông dụng hiện nay: 100x100x10, 150x150x10, 200x200x10, 300x300x10..vv
Đặc điểm của bản mã thép
Thép bản mã có nhiều ưu điểm như:
- Độ bền cao: Bản mã chịu lực tốt, không dễ uốn cong hay biến dạng.
- Khả năng chống ăn mòn: Bản mã thép được mạ kẽm hoặc sơn phủ để chống ăn mòn từ môi trường.
- Trọng lượng lớn: Do có chiều dày và kích thước lớn nên thép bản mã có trọng lượng cao.
- Tính ứng dụng đa dạng: được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Cấu tạo của thép bản mã
Thép bản mã là loại thép được tạo thành từ hợp kim của sắt (Fe) và các nguyên tố khác như carbon (C), mangan (Mn), silic (Si), lưu huỳnh (S), photpho (P), cùng một số nguyên tố khác ở tỷ lệ nhỏ.
Thành phần hóa học thông thường của thép bản mã gồm có:
- Sắt (Fe): trên 98%
- Carbon (C): từ 0,15 đến 0,3%
- Mangan (Mn): từ 0,6 đến 0,9%
- Silic (Si): từ 0,15 đến 0,3%
- Lưu huỳnh (S): dưới 0,05%
- Photpho (P): dưới 0,05%
Tùy thuộc vào thành phần hóa học, thép bản mã có thể được phân loại thành nhiều loại khác nhau như thép carbon thấp, thép carbon cao, thép hợp kim, thép không gỉ,…
Các loại mác thép sản xuất và giá thép bản mã
Tại Thép Bảo Tín, chúng tôi thường được nhận những đơn đặt hàng yêu cầu và giá bán theo các mác thép sản xuất theo tiêu chuẩn JIS G3101:
MÁC THÉP | THÀNH PHẦN HÓA HỌC | CƠ TÍNH | |||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Thử kéo | Thử uốn | ||||||||||||
Giới hạn chảy (Mpa) | Giới hạn bền (Mpa) | Chiều dày T | Mẫu thử | Độ dãn dài (%) | Góc uốn | Bán kính gối uốn | Mẫu thử | ||||||
C | Si | Mn | P | S | T ≤ 16 | ||||||||
SS330 | - | - | - | ≤ 0.050 | ≤ 0.050 | ≥ 205 | 330÷430 | T ≤ 5 | Mẫu 5 | 26 min | 180 ◦ | 0.5 x T | Mẫu 1 |
5 < T ≤ 16 | Mẫu 1A | 21 min | |||||||||||
SS400 | - | - | - | ≤ 0.050 | ≤ 0.050 | ≥ 245 | 400÷510 | T ≤ 5 | Mẫu 5 | 21 min | 1.5 x T | Mẫu 1 | |
5 < T ≤ 16 | Mẫu 1A | 17 min | |||||||||||
SS490 | - | - | - | ≤ 0.050 | ≤ 0.050 | ≥ 385 | 490÷610 | T ≤ 5 | Mẫu 5 | 19 min | 2.0 x T | Mẫu 1 | |
5 < T ≤ 16 | Mẫu 1A | 15 min | |||||||||||
SS540 | ≤ 0.30 | - | ≤ 1.60 | ≤ 0.040 | ≤ 0.040 | ≥ 400 | ≥ 540 | T ≤ 5 | Mẫu 5 | 16 min | 2.0 x T | Mẫu 1 | |
5 < T ≤ 16 | Mẫu 1A | 13 min |
Các loại thép bản mã phổ biến nhất cho công trình
Trong ngành xây dựng, có nhiều loại bản mã phổ biến được sử dụng rộng rãi như:
- Bản mã đục lỗ: Loại thép này có các lỗ trên bề mặt, thường được dùng để làm lan can, hàng rào hoặc trang trí.
- Bản mã thép gập: Thép được gấp thành các đường gấp với góc uốn cố định, thường được sử dụng trong cơ khí và xây dựng.
- Bản mã mạ kẽm: Thép được mạ kẽm để chống ăn mòn, thường được sử dụng trong môi trường ẩm ướt.
- Bản mã SS400: Loại thép carbon thấp, dễ gia công, thường được sử dụng trong xây dựng cơ bản.
- Bản mã inox (SUS 304 và SUS 201): chịu được tác động của môi trường ẩm ướt, axit và kiềm.
- Sắt bản mã chân cột: được thiết kế để làm chân cột, đỡ cho các công trình xây dựng.
- Bản mã đầu cọc: được sử dụng để đúc đầu cọc trong xây dựng cầu, nhà cao tầng.
- Bản mã cắt theo mẫu: được sản xuất theo yêu cầu cụ thể của khách hàng, có thể có nhiều hình dạng khác nhau (hình tròn, tam giác, oval..vv), kích thước đặc biệt.
Ứng dụng thép bản mã
Dưới đây là một số công dụng của bản mã:
Trong xây dựng
Bản mã thép được dùng vào mục đích liên kết phần dầm cột của những công trình sau:
- Nhà tiền chế
- Thi công nhà xưởng
- Các công trình kết cấu thép
Trong thi công cọc bê tông
Các cọc của công trình để thuận lợi trong vận chuyển cũng như thi công. Người ta sẽ chia thành các đoạn ngắn, khi cắm cọc sẽ dùng các tấm bản mã để liên kết chúng lại.
Trong các xưởng sản xuất
Bản mã dùng để cố định các loại máy công nghiệp với mặt sàn. Đảm bảo sự vận hành ổn định của trang thiết bị khi sản xuất.
Quy cách bản mã thép
Bản mã thường có các kiểu dáng sau:
- Hình tròn
- Hình vuông
- Hình chữ nhật
- Hình thang
- Hình tam giác
Kiểu dáng của nó được thiết kế dựa trên vị trí mà nó được sử dụng.
Một điểm nữa, là bản mã cũng được thiết kế theo cách mà nó được kết nối trong kết cấu thép. Cụ thể là:
- Bản mã không đục lỗ: liên kết bằng các mối hàn.
- Bản mã có đục lỗ: liên kết bằng Bulong.
Cách tính khối lượng thép bản mã
Để tính được khối lượng của bản mã, bạn có thể áp dụng công thức sau:
Trọng lượng thép tấm (Kg)=T(mm)×R(mm)×D(mm)×7.85(g/cm3)
Trong đó:
- T là độ dày của tấm thép (tính bằng mm).
- R là chiều rộng hay khổ rộng của tấm thép (tính bằng mm).
- D là chiều dài của tấm thép (tính bằng mm).
- 7.85 là tỷ trọng của thép.
Ví dụ: bạn muốn tính trọng lượng của một tấm bản mã có kích thước 6mm x 1m x 2m, bạn có thể sử dụng công thức sau:
Trọng lượng = 6 x 1000 x 2000 x 7850 kg/m³ = 94.2 kg
Làm thế nào để lựa chọn bản mã phù hợp cho công trình xây dựng?
Để chọn bản mã phù hợp cho công trình xây dựng, bạn hãy cân nhắc các yếu tố sau đây:
- Vị trí thi công: Xác định vị trí sử dụng bản mã như chân cột, dầm, hay các liên kết chịu lực khác. Điều này giúp chọn bản mã có kích thước và hình dạng phù hợp.
- Môi trường thi công: Xem xét điều kiện môi trường như độ ẩm, khả năng tiếp xúc với nước, và các yếu tố ăn mòn khác. Điều này ảnh hưởng đến loại vật liệu bạn cần chọn để bảo đảm độ bền.
- Thiết kế công trình: Đảm bảo kích thước, hình dạng và độ dày của bản mã tương thích với thiết kế tổng thể của công trình.
- Yêu cầu chịu lực: Đảm bảo bản mã có khả năng chịu lực tốt, phù hợp với tải trọng và các lực tác động lên kết cấu.
- Vật liệu: Chọn loại vật liệu phù hợp như thép cán nguội, thép không gỉ, hoặc thép mạ kẽm để đảm bảo độ bền và khả năng chống gỉ sét.
Việc cân nhắc kỹ lưỡng những yếu tố này sẽ giúp bạn chọn được bản mã tối ưu cho công trình của mình.
Thép Bảo Tín Đơn vị gia công thép bản mã theo yêu cầu uy tín, chất lượng
Nếu bạn đang muốn tìm một địa chỉ tin cậy để gia công thép bản mã theo yêu cầu, Thép Bảo Tín chính là lựa chọn hàng đầu dành cho bạn. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này, chúng tôi cam kết mang đến cho quý khách hàng những sản phẩm chất lượng, đa dạng về kích thước, hình dạng và chất liệu.
Liên hệ mua hàng qua hotline 0932 059 176 hoặc điền biểu mẫu nhận báo giá bên dưới:
Hy vọng những kiến thức trên đây Thép Bảo Tín chia sẻ sẽ hữu ích cho anh em. Và đừng quên, tại Bảo tín có cung cấp dịch vụ gia công bản mã giá tốt nhất HCM nhé!
Trần Phước Đã được tư vấn tại Thép Bảo Tín
hàng giao chậm
Lê Hoàng Kha Đã được tư vấn tại Thép Bảo Tín
giá mua cho công trình quá tốt
Đỗ Minh Thành Đã được tư vấn tại Thép Bảo Tín
phục vụ ok, tới tận văn phòng có trà uốn ngon