Ngoài tôn sóng, tôn phẳng cũng là vật tư được tìm mua nhiều cho các công trình xây dựng. Dù vậy, nhiều người vẫn phân vân, không biết nên chọn mua tôn phẳng hay tôn sóng. Hãy xem ngay bài viết từ Thép Bảo Tín để biết tôn phẳng là gì và nên mua tôn phẳng hay tôn sóng. Từ đó đưa ra quyết định mua hàng phù hợp.
Nội dung chính
Tôn phẳng là gì? Gồm những loại nào?
Tôn phẳng là một cuộn thép hay tấm thép được cán mỏng với độ dày từ 1mm. Nó có bề mặt trơn phẳng, nhẵn mịn. Sau quá trình cán nguội hoặc cán nóng, tôn sẽ được phủ thêm lớp mạ kẽm hoặc hợp kim nhôm kẽm để tăng khả năng chống rỉ sét trước tác động từ môi trường.
Tấm tôn phẳng có khả năng chịu lực tốt, bền bỉ nên tuổi thọ thường khá dài. Hiện nay, dựa vào lớp mạ bên ngoài, người ta chia dòng tôn lợp này thành 2 loại chính gồm:
- Tôn phẳng mạ kẽm (còn gọi là tôn kẽm): Tôn loại này sau khi cán mỏng sẽ được đem đi nhúng nóng và mạ thêm 1 lớp kẽm.
- Tôn phẳng mạ nhôm kẽm: Thành phần chính của lớp mạ này là nhôm và kẽm (55% nhôm, 45 % kẽm). Loại tôn này cũng có bề mặt nhẵn phẳng hơn so với tôn kẽm. Tuy nhiên, về màu sắc thì 2 dòng tôn này nhìn tương tự nhau.
Thêm nữa tole này còn được sản xuất với màu sắc đa dạng nhằm đáp ứng nhu cầu từ khách hàng. Tôn phẳng màu trắng, màu xanh dương, màu đỏ, màu xám luôn được tìm mua nhiều. Chúng cũng trở thành màu sắc thông dụng của dòng tôn này. Mỗi màu như thế lại được dùng vào ứng dụng riêng như:
- Tôn phẳng màu trắng: mang tới sự thanh lịch nên thương được dùng cho mái nhà, vách ngăn, trần nhà…
- Tole màu xanh dương: Tạo cảm giác mát mẻ, thoải mái nên được dùng cho mái nhà, cổng nhà, hàng rào…
- Tấm tôn phẳng màu đỏ: Tạo sự thu hút, nổi bật nên thương dùng cho mái nhà, cổng nhà, bảng hiệu quảng cáo…
- Tole phẳng xám: Tôn chống bám bụi tót nên dùng cho mái nhà, vách ngăn, mặt dựng…
Nhiều người cho rằng quy trình sản xuất tôn phẳng và thép tấm có nhiều điểm tương đồng. Nếu bạn cũng nghĩ vậy hãy xem ngay quy trình gia công thép tấm để có sự so sánh nhé!
Thông số kỹ thuật của tole phẳng
- Độ dày: Tôn mỏng (0.3 – 0.5mm), Tôn trung bình (0.6 – 0.8mm), Tôn dày (0.9 – 1.2mm)
- Chiều rộng: 914mm, 1000mm, 1200mm, 1220mm, 1500mm,…
- Chiều dài: 2400mm, 3000mm, 3600mm, 6000mm, 7200mm,…
- Tiêu chuẩn sản xuất: AS, JIS, TCVN,…
Quy cách và bảng giá tôn phẳng tham khảo
Hiện nay, có nhiều thương hiệu bán tấm tôn phẳng. Vì vậy, bạn sẽ thấy giá thành có phần chênh lệch ít nhiều. Ngoài ra, các yếu tố như kích thước, độ dày, tiêu chuẩn sản xuất cũng ảnh hưởng tới bảng báo giá tôn phẳng. Dưới đây, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn bảng giá tole phẳng THAM KHẢO. Lưu ý, mức giá này có thể thay đổi tùy vào từng thời điểm.
Độ dày (ly) | Quy cách | Trọng lượng (kg) | Đơn giá tham khảo (VNĐ/kg) |
3 ly | 1500*6000 | 211.95 | 11.000 |
3.5 ly | 1500*6000 | 247.28 | 11.000 |
4 ly | 1500*6000 | 282.60 | 11.000 |
5 ly | 1500*6000 | 353.25 | 11.000 |
6 ly | 1500*6000 | 423.90 | 11.000 |
7 ly | 1500*6000 | 494.55 | 10.900 |
8 ly | 1500*6000 | 564.20 | 10.900 |
9 ly | 1500*6000 | 635.85 | 10.900 |
10 ly | 1500*6000 | 706.50 | 10.900 |
12 ly | 1500*6000 | 847.80 | 10.700 |
14 ly | 1500*6000 | 989.10 | 10.700 |
14 ly | 1500*6000 | 1318.80 | 10.700 |
15 ly | 1500*6000 | 1059.75 | 10.700 |
16 ly | 1500*6000 | 1130.40 | 10.700 |
18 ly | 1500*6000 | 1271.70 | 11.600 |
20 ly | 1500*6000 | 1413.00 | 11.900 |
22 ly | 1500*6000 | 1554.00 | 11.900 |
25 ly | 1500*6000 | 1766.25 | 11.900 |
>> Bạn có thể xem thêm giá tôn lợp mái các loại
Nên chọn tôn phẳng hay tôn sóng cho công trình?
Để có được câu trả lời cho câu hỏi nên chọn tôn phẳng hay tôn sóng, ta sẽ cùng đi so sánh 2 dòng tôn này. Cụ thể:
Về hình dạng
- Tôn phẳng: Có bề mặt trơn và không có sóng
- Tôn sóng: Bề mặt được cán thành những dạng sóng có kích thước khác nhau. Có thể kể tới như: tôn sóng vuông, sóng tròn, sóng cọ, sóng ngói,….
Về tính năng
- Tôn phẳng: Có độ cứng cao và khả năng chịu lực tốt. Nhờ trơn phẳng, nó dễ dàng gia công, uốn cắt. Nó phù hợp dùng làm vách ngăn, mái nhà, sàn nhà,…
- Tôn sóng: Tôn này cũng có tính chịu lực cao, chống thấm tốt. Đồng thời, các đường sóng giúp tôn thoát nước nhanh, chống dột hiệu quả. Nó cũng được dùng nhiều để làm mái nhà, vách ngăn, hàng rào…
Có thể thấy, mỗi loại tôn lại có những đặc điểm và ưu thế riêng. Và việc chọn loại nào cho công trình là tùy thuộc vào các yếu tố như:
- Loại công trình: là công trình dân dụng hay công trình công nghiệp?
- Công rình yêu cầu thoát nước thế nào? Nhanh hay chậm? Nhiều hay ít?
- Tôn có đáp ứng được các yêu cầu về thẩm mỹ không?
- Giá của tôn có phù hợp với kinh phí đã dự trù không? ….
Chính vì vậy, bạn cần hiểu rõ công trình của mình để chọn được loại tôn vừa ứng ý vừa đáp ứng tốt các điều kiện mà công trình cần.
Lưu ý khi chọn tôn (tole) cho công trình
- Bạn cần mua tôn phẳng tại các đại lý uy tín và đáng tin cậy. Điều này giúp bạn có được các sản phẩm chính hãng với giá tốt nhất. Cụ thể, nếu bạn đang tìm kiếm nơi bán tôn phẳng giá rẻ tại Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh, Hồ Chí Minh, Bình Dương hay bất cứ tỉnh thành nào trên cả nước thì hãy liên hệ với Thép Bảo Tín qua Hotline: 0932 059 176.
- Bạn cần hỏi rõ các thông số về quy cách, tiêu chuẩn của tôn này để chọn mua đúng loại tôn mình cần.
- So sánh giá với nhiều nhà cung cấp để cân đối chi phí và có quyết định mua hàng phù hợp.
Đọc đến dây, hẳn là bạn đã biết tôn phẳng là gì và nên chọn tôn phẳng hay tôn sóng cho công trình của mình. Nếu cần hỗ trợ hay muốn nhận báo giá tôn phẳng thì đừng ngại liên hệ với Thép Bảo Tín nhé! Chúng tôi luôn sẵn sàng phục vụ.