Check valve là gì?
Chèn ơi. Có vậy mà cũng hỏi.
Check là kiểm tra, valve thì nghĩa là van. Tóm lại check valve là van kiểm tra. hehehe…..
Không có phải vậy đâu nha mấy anh em. Anh em mà dịch ra như vậy là chết. Tên trong ngành của nó là tên khác cơ.
Anh em xem bài viết dưới để biết câu trả lời nha.
Nội dung chính
Check valve là gì?
Theo mình biết, thì Check Valve gọi là Van một Chiều. Một sản phẩm van công nghiệp được mở bởi dòng chất lỏng – khí theo một hướng và đĩa van đóng lại một cách tự động, khi dòng chảy dừng lại hoặc đảo chiều.
Van một chiều có khả năng vận hành một cách tự động chỉ nhờ vào áp suất của chất lỏng, chất khí. Và hầu hết không được điều khiển bởi con người hoặc bất kỳ thiết bị điều khiển bên ngoài nào.
Vì vậy, nó là thiết bị bảo vệ khá phổ biến trong các hệ thống đường ống. Đặc biệt là bảo vệ các thiết bị của mạch thủy lực như ống dẫn, máy bơm, bình chứa, v.v.
Suýt chút nữa thì lại quên. Có một yếu tố cực kỳ quan trọng, mà anh em cần quan tâm khi lựa chọn van một chiều đó nha.
⇒ Chính là áp suất nứt và áp suất làm kín.
- Áp suất nứt – Đề cập đến mức chênh lệch áp suất tối thiểu, cần thiết giữa đầu vào và đầu ra của van trong lúc van mở. Tại đó xuất hiện dấu hiệu đầu tiên của lưu chất.
Áp suất nứt còn được gọi là áp suất không ổn định hoặc áp suất mở. Thông thường, van một chiều được thiết kế và được chỉ định cho một áp suất nứt cụ thể.
Ngược lại với áp suất nứt, có áp suất hàn.
- Áp suất làm kín – Đề cập đến chênh lệch áp suất giữa đầu vào và đầu ra của van trong quá trình đóng van một chiều. Tại đó không có tỷ lệ rò rỉ có thể nhìn thấy được.
Định nghĩa check valve là gì thì chỉ có nhiêu đó thôi.
⇒ Tìm hiểu thêm: Van điện từ
Phân loại check valve thông dụng
Có nhiều loại van một chiều khác nhau, được thiết kế để phù hợp với các ứng dụng khác nhau. Có thể kể đến 4 loại van 1 chiều thông dụng như:
- Van một chiều dạng lá lật
- Van bi một chiều
- Van một chiều màng
- Van 1 chiều cánh bướm hay van một chiều cánh bướm.
- Van một chiều lò xo
Các loại van một chiều khác nhau có ưu điểm và hạn chế khác nhau. Vì vậy khi chọn loại van, bạn nên xem xét các yêu cầu cụ thể của hệ thống của mình và đặc tính của từng loại van.
Swing Check Valve là gì?
Swing check valve là dòng Van một chiều đĩa xoay (van một chiều dạng lá lật hay van một chiều cửa lật). Van có cấu tạo gồm:
- Thân van
- Nắp ca-pô
- Một đĩa được nối với bản lề hoặc trục.
Khi lưu chất đi qua van theo 1 chiều thuận, nó sẽ ép đĩa van và đẩy đĩa van rời khỏi vị trí ban đầu. Khi dòng chảy lưu chất ngược dòng hoặc dừng lại, lúc này lưu chất không còn tác động lên đĩa van nữa. Và nó về lại vị trí ban đầu.
Mặt cắt ngang của đễ có thể vuông góc với đường tâm giữa hai cổng hoặc theo một góc.
Ưu điểm của van 1 chiều cửa lật:
- Van cho phép dòng chảy đầy đủ, không bị cản trở và tự động đóng lại khi áp suất giảm.
- Các van này được đóng hoàn toàn khi lưu lượng trong đường ống về 0, để ngăn dòng chảy ngược.
- Sự nhiễu loạn và giảm áp suất trong van rất thấp.
- Trọng lượng của đĩa van nhẹ
Nhược điểm của van một chiều lá lật:
- Đĩa trong van 1 chiều đĩa xoay không được dẫn hướng khi nó mở hoặc đóng hoàn toàn.
- Van 1 chiều đĩa xoay thường gây ra hiện tượng búa nước – Một hiện tượng cực kỳ nguy hiểm trong đường ống.
⇒ Xem thêm: Valve là gì?
Lift Check Valve là gì?
Lift check valve là Van 1 chiều có phần tử trợ lực. Nó có thiết kế đĩa van có cấu tạo tương tự như van cầu, và đĩa thường có dạng Piston hoặc bi.
Van 1 chiều có phần tử trợ lực đặc biệt thích hợp cho các ứng dụng có áp suất cao, hoặc các đường ống có vận tốc dòng chảy cao.
Dòng chảy để khiến đĩa van 1 chiều mở ra phải luôn đi vào bên dưới đế van.
Nguyên lý hoạt động:
Khi dòng chảy đi vào, pít-tông hoặc bi van dưới tác dụng của lực đẩy, được nâng lên. Khi dòng chảy dừng hoặc theo chiều ngược lại, pít-tông hoặc bi van bị ép vào đế van bằng cả dòng chảy ngược và trọng lực.
Ưu điểm của van 1 chiều có phần tử trợ lực:
- Đĩa van được dẫn hướng chính xác và vừa vặn hoàn hảo với bộ phận điều khiển.
- Các van này được đóng hoàn toàn khi lưu lượng trong đường ống về 0, để ngăn dòng chảy ngược.
- Sự nhiễu loạn và giảm áp suất trong van rất thấp.
- Van 1 chiều có phần tử trợ lực phù hợp để lắp đặt trong các đường ống nằm ngang hoặc thẳng đứng với dòng chảy hướng lên.
Nhược điểm của van 1 chiều có phần tử trợ lực:
- Van 1 chiều có phần tử trợ lực dễ bị tắc nếu chất lỏng cần không được lọc kỹ.
Lift check valve có thể được thiết kế với nhiều kiểu dáng và kích thước khác nhau. Để phù hợp với các yêu cầu cụ thể của các ứng dụng khác nhau. Tuy nhiên, tất cả các loại lift check valve đều có cùng mục đích là kiểm soát dòng chảy và ngăn chặn dòng chảy ngược trong hệ thống ống dẫn.
Van chặn 1 chiều (stop-check valve)
Stop – check valve là loại van 1 chiều có điều khiển ghi đè để dừng dòng chảy bất kể hướng hoặc áp suất của dòng chảy.
Nghĩa là dù chất lỏng chảy thuận hay ngược, áp suất trong đường ống cao hay thấp. Thì van chặn đều có thể đóng mở có chủ ý bằng một cơ chế bên ngoài. Do đó, van tự động ngăn chặn bất kỳ dòng chảy nào với bất kể áp suất phía trước đi vào van và hệ thống.
Van 1 chiều màng
Van một chiều màng sử dụng màng ngăn cao su uốn được định vị để tạo ra một van thường đóng.
Sỡ dĩ gọi Van một chiều màng, bởi vì đĩa van được thiết kế với một màng nhựa hoặc cao su giữa hai tấm van.
Van đóng mở theo nguyên lý:
Khi chất lưu chảy qua van, áp suất sẽ đẩy màng ra khỏi tấm van trước và cho phép chất lưu chuyển đến đường ống kế tiếp. Khi áp suất giảm hoặc đảo chiều, màng sẽ tự động trở lại vị trí ban đầu để ngăn chặn chất lưu chuyển ngược lại.
Để van màng 1 chiều mở thì áp suất ở phía thượng lưu phải lớn hơn áp suất ở phía hạ lưu một lượng nhất định, được gọi là chênh lệch áp suất.
Khi áp suất dương dừng lại, màng ngăn sẽ tự động uốn cong trở lại vị trí đóng ban đầu. Loại này được sử dụng trong mặt nạ phòng độc (khẩu trang) có van thở ra.
Van 1 chiều nội tuyến
Van kiểm tra nội tuyến là check valve tương tự như van 1 chiều có phần tử trợ lực. Tuy nhiên, loại van này thường có một lò xo sẽ ‘nâng’ lên khi có áp suất ở phía đầu vào của van.
Áp suất cần thiết ở phía đầu vào của van để vượt qua sức căng của lò xo được gọi là ‘áp suất nứt’. Khi áp suất đi qua van thấp hơn áp suất nứt, lò xo sẽ đóng van để ngăn dòng chảy ngược trong quá trình này.
Van mỏ vịt
Van mỏ vịt là check valve được sản xuất từ cao su hoặc chất đàn hồi tổng hợp. Van có 2 (hoặc nhiều) nắp, có hình dạng giống như mỏ vịt . Nó thường được sử dụng trong các ứng dụng y tế để ngăn ngừa ô nhiễm do dòng chảy ngược.
Anh em có thể xem hình ảnh phía dưới để dễ hình dung hơn về cách thức vận hành của loại van này nha.
Van sậy
Van sậy là một loại check valve hạn chế dòng chảy của chất lỏng theo một hướng duy nhất. Đĩa van sẽ mở và đóng dưới áp suất thay đổi trên mỗi mặt. Các phiên bản hiện đại thường bao gồm kim loại dẻo hoặc vật liệu tổng hợp (sợi thủy tinh hoặc sợi carbon).
Ưu điểm của van sậy:
- Áp suất nứt rất thấp.
- Bộ phận chuyển động có khối lượng thấp cho phép vận hành nhanh.
- Lực cản dòng chảy vừa phải và khả năng bịt kín được cải thiện với áp suất ngược.
- Một số van sậy có thêm cơ chế mở van một cách có chọn lọc để thiết lập đường dẫn của dòng chảy.
Nhược điểm của van sậy:
- Việc chế tạo van sậy phụ thuộc rất nhiều vào ứng dụng thực tế của nó, và cần được tính toán kỹ càng từ nhiều yếu tố.
Cấu tạo của check valve (van 1 chiều)
Như bạn đọc cũng thấy trong nội dung phía trên. Là có rất nhiều loại van một chiều khác nhau được chế tạo. Mỗi loại lại phục vụ tối ưu cho một mục đích sử dụng riêng biệt. Thành thử ra cấu tạo của chúng cũng khác nhau nữa.
Dưới đây Thép Bảo Tín sẽ chỉ trình bày cấu tạo của 2 loại van 1 chiều công nghiệp thông dụng nhất. Đó là
- Van 1 chiều đĩa xoay (swing check valve)
- Van 1 chiều có phần tử trợ lực (Lift check valve)
Trước tiên, chúng ta cùng tìm hiểu cấu tạo của van một chiều đĩa xoay nhé.
Cấu tạo của swing check valve
Cấu tạo của swing check valve bao gồm các thành phần sau:
- Thân van: Thân van thường được làm bằng thép đúc hoặc thép không gỉ, và có một lỗ tròn chính để cho dòng chất lỏng hoặc khí đi qua.
- Lớp van: Lớp van thường được làm bằng vật liệu chịu nhiệt và chống ăn mòn như thép không gỉ hoặc đồng thau. Lớp van được gắn vào trục trung tâm của ống dẫn và có thể xoay quanh trục này để mở hoặc đóng.
- Trục van: Trục van là thành phần giữa lớp van và thân van, và được sử dụng để xoay lớp van để mở hoặc đóng.
- Gioăng: Gioăng van là một bộ phận chịu va đập, giữ lớp van chặt vào thân van khi lớp van đóng lại để ngăn chặn dòng chảy ngược.
- Bộ phận treo: Bộ phận treo được sử dụng để giữ lớp van nằm trong vị trí đóng lại khi không có dòng chất lỏng hoặc khí chảy qua.
Tùy thuộc vào ứng dụng cụ thể, swing check valve có thể được thiết kế với các kích thước và vật liệu khác nhau để đáp ứng các yêu cầu của hệ thống ống dẫn.
Cấu tạo của lift check valve
Cấu tạo của lift check valve bao gồm các thành phần sau:
- Thân van: Thường được làm bằng thép đúc hoặc thép không gỉ. Và có một lỗ tròn chính để cho dòng chất lỏng hoặc khí đi qua.
- Lớp van: Thường được làm bằng vật liệu chịu nhiệt và chống ăn mòn như thép không gỉ hoặc đồng thau. Lớp van hình nón được gắn vào trục trung tâm của ống dẫn và di chuyển lên xuống theo hướng đứng để kiểm soát dòng chảy. Lớp van thường được thiết kế với một miếng đệm cao su hoặc kim loại dẻo giữa đỉnh của lớp van và trần của thân van, giúp giảm lực đẩy và tiếng ồn khi lớp van đóng lại.
- Trục van: Trục van là thành phần giữa lớp van và thân van. Và được sử dụng để di chuyển lớp van lên và xuống để kiểm soát dòng chảy. Trục van thường được gắn chặt với lớp van và có thể được thiết kế với một hoặc nhiều miếng đệm cao su hoặc kim loại dẻo để giảm lực đẩy và tiếng ồn khi lớp van đóng lại.
- Yên van: Yên làm kín là bộ phận chịu va đập, giữ lớp van chặt vào thân van khi lớp van đóng lại để ngăn chặn dòng chảy ngược. Yên van thường được làm bằng kim loại cứng như thép không gỉ hoặc đồng thau và có thể được mài mòn để đảm bảo độ kín và độ bền.
- Lò xo: Lò xo được sử dụng để đẩy lớp van lên và giữ cho lớp van và trục van tiếp xúc với yên van để ngăn chặn dòng chảy ngược. Lò xo thường được làm bằng thép không gỉ hoặc đồng thau và được đặt ở phía dưới lớp van.
Các ứng dụng của check valve
Check valve được dùng với một số máy bơm, chúng trông giống như các xi lanh nhỏ được gắn vào đầu 2 đầu vào và ra của máy bơm.
Van 1 chiều cũng được được sử dụng trong nhiều hệ thống vận chuyển chất lỏng. Như trong các nhà máy hóa chất và năng lượng, và trong nhiều quy trình công nghiệp khác.
Van một chiều cũng thường được sử dụng khi trộn nhiều loại khí vào một dòng khí. Một check valve được lắp đặt trên mỗi dòng khí riêng lẻ. Để tránh trộn lẫn các khí trong nguồn ban đầu.
Check valve cũng được sử dụng trong các ứng dụng sinh hoạt. Nhằm ngăn nước bị ô nhiễm xâm nhập lại vào nguồn cấp nước sinh hoạt.
Một số loại vòi phun tưới và hệ thống tưới nước nhỏ giọt có các van 1 chiều nhỏ được tích hợp bên trong chúng để giữ cho đường ống không bị thoát nước khi tắt hệ thống.
Check valve được sử dụng trong các hệ thống sưởi ấm để ngăn chặn sự đối lưu theo chiều dọc. Đặc biệt là kết hợp với việc lắp đặt nhiệt mặt trời, còn được gọi là phanh trọng lực.
Van 1 chiều thường được sử dụng trong bơm hơi, chẳng hạn như đồ chơi, nệm và thuyền. Chúng cho phép đối tượng được thổi phồng mà không có áp suất không khí liên tục hoặc không bị gián đoạn.
=> Trên đây là một số thông tin về van một chiều và nguyên lý hoạt động của check valve. Theo dõi thepbaotin.com để nhận thêm nhiều kiến thức hữu ích!
Trích dẫn nguồn các hình ảnh sử dụng trong bài:
Nguồn ảnh: Cameron International Corporation & Wikipedia