Van điện từ là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của van điện từ

Van điện từ (Solenoid valve) có chức năng và công dụng rất lớn trong các hệ thống nước, hơi, khí nén,…. Chính vì vậy, việc tìm kiếm thông tin sản phẩm là điều vô cùng quan trọng. Bài viết này, giúp bạn hiểu rõ hơn về các thắc mắc van điện từ là gì? Cấu tạo, nguyên lý hoạt động, cách lựa chọn van điện từ như thế nào?

Van điện từ là gì?

Van điện từ có tên tiếng anh là Solenoid Valve, là thiết bị điện dùng để điều khiển các dòng lưu chất như nước, khí, gas,… trong hệ thống đường ống.

Solenoid Valve
Tên tiếng anh của van điện từ là Solenoid Valve

Vì sao van điện từ quan trọng?

Van điện từ chủ yếu dùng để kiểm soát dòng chảy của chất lỏng hoặc chất khí. Người ta dùng chúng thay thế cho loại van điều khiển bằng tay để tiết kiệm thời gian, công sức. Mọi người có thể điều khiển thiết bị từ xa, nhờ đó giúp gia tăng hiệu quả vận hành.

Van solenoid dùng nguồn điện năng để hoạt động nên rất thuận tiện. Chỉ cần cấp điện là van sẽ hoạt động. Khi ngắt điện van sẽ ngăn dòng chảy đi qua van một cách tức thì. Van sẽ tự động kiểm soát lưu chất trong hệ thống mà không cần thêm sự can thiệp nào.

Tóm lại, Solenoid Valve là thành phần quan trọng trong hệ thống đường ống. Chúng ta cần phải chọn thiết bị tốt, chất lượng để dùng nhằm đạt kết quả tốt nhất. Đồng thời, không quên chọn đơn vị cung cấp van tốt để chọn mua sản phẩm.

Cấu tạo cơ bản của van điện từ

Cấu tạo của một van điện từ sẽ gồm những bộ phận sau:

  • Thân van (Body): Thường được chế tạo từ vật liệu đồng, gang để dùng cho các hệ thống nước, hơi, khí nén. Hoặc có thể làm từ inox khi dùng trong môi trường hơi nóng với nhiệt độ cao, hoá chất,…
  • Cuộn dây (Coil): Bộ phận chính có chức năng tạo ra từ trường cho van. Nó được quấn từ dây đồng với nguồn điện thông dụng như 24V, 110V, 220V.
  • Trục (Piston): Nó có hình trụ và khi được cung cấp năng lượng phù hợp sẽ bắt đầu di chuyển để có thể điều khiển tình trạng đóng mở của van.
  • Lò xo di chuyển Piston: Giúp đẩy trục van lên xuống để có thể đóng, mở van.
  • Đệm van (Seal): Có vai trò làm kín, ngăn không cho nước rò rỉ (chế tạo từ cao su EPDM, Teflon,…)
Cấu tạo Solenoid Valve
Cấu tạo của valve điện từ

Trong đó:

1/ Thân van

2/ Cổng đầu vào

3/ Cổng đầu ra

4/ Vỏ bảo vệ

5/ Cuộn từ

6/ Nguồn cấp điện

7/ Trục van

8/ Lò xo

9/ Khe hở để lưu chất đi qua

Nguyên lý hoạt động của van điện từ

Về cơ bản, Solenoid valve hoạt động dựa trên nguyên lý chung như sau:

Mỗi loại valve điện từ sẽ có thiết kế 1 cuộn dây (Coil) đi kèm đó là lõi sắt và lò xo nén vào lõi sắt. Trong khi đó, lõi sắt được tì lên một đầu gioăng cao su.

  • Ở trạng thái bình thường (không có điện), lò xo ép vào lõi sắt và van ở trạng thái “đóng”.
  • Ở trạng thái dòng điện đi qua, cuộn dây sinh từ trường sẽ tác động hút lõi sắt ra. Từ trường mang đến lực đủ lớn để thắng được lực lò xò. Van sẽ chuyển sang trạng thái “mở”.

Phân loại van điện từ phổ biến

Solenoid Valve được phân loại dựa theo nhiều tiêu chí khác nhau như: chức năng, vật liệu chế tạo, điện áp, kiểu lắp đặt,… Cụ thể như sau:

Phân loại theo chức năng

Các loại valve điện từ

  • Van điện từ thường đóng: Là dòng van luôn luôn ở trạng thái đóng khi chưa cấp điện
  • Van điện từ thường mở: Là dòng van luôn luôn mở khi chưa cấp điện, khi cấp điện van sẽ đẩy piston và đóng cửa van.

Phân loại theo chất liệu

Phân loại van điện từ theo vật liệu

Theo tiêu chí vật liệu chế tạo, điện từ valve thường được phân thành một số loại phổ biến sau:

  • Van điện từ đồng: Đây là vật liệu chế tạo Solenoid Valve phổ biến nhất. Loại van này được dùng đa dạng môi trường, đặc biệt là môi trường nước, hơi, khí nén.
  • Van điện từ inox: Thường được ứng dụng nhiều trong các hệ thống dầu, nước thải hoặc môi trường axit yếu. Loại van này có thể làm từ nhiều chất liệu inox khác nhau, chẳng hạn như: inox 201, 304, 316.
  • Van điện từ nhựa: Thường được dùng chủ yếu trong các môi trường bên ngoài không khí bởi có khả năng chống lại sự ăn mòn cao. Các loại nhựa thường được dùng như uPVC, cPVC,…

Phân loại van điện từ theo điện áp

Valve điện từ phân loại theo điện áp

Solenoid Valve sử dụng với các dòng điện áp như 24V, 110V, 220V. Tìm hiểu từng loại:

  • Van điện từ điện áp 24V: Là loại van được đánh giá cao bởi sự an toàn bởi vì nó dùng dòng điện 1 chiều (DC) với điện áp thấp. Tuy nhiên, chúng hiếm khi được sử dụng.
  • Van điện từ điện áp 110V: Ở nước ta, loại van này không quá phổ biến. Nó chủ yếu được dùng trong các hệ thống có quy mô nhỏ, công suất thấp hoặc được dùng tốt trong phòng thí nghiệm.
  • Van điện từ điện áp 220V: Đây chính là loại van được dùng phổ biến nhất do phù hợp với nguồn điện dân dụng 220V.

Phân loại theo kiểu lắp đặt

Điện từ valve phân loại theo kiểu lắp đặt

  • Van điện áp kiểu lắp ren – rắc co: Là loại van thường dùng cho kích thước nhỏ từ DN15 đến DN50.
  • Van điện áp kiểu lắp bích: Là loại van thường được dùng cho các kích thước lớn từ DN50 trở lên.

Mời các bạn tham khảo một số sản phẩm valve điện từ tại Thép Bảo Tín:

Khi nào nên sử dụng van điện từ?

Các bạn hãy sử dụng Solenoid valve trong những trường hợp sau:

1. Trong các đường ống có kích thước nhỏ (phù hợp với size DN50 trở xuống). Tuy nhiên, một số trường hợp vẫn có thể dùng lên đế DN200.

2. Nên sử dụng trong các ứng dụng đóng mở nhanh ngay tức thì.

3. Dùng với mục đích dẫn dòng chảy đi theo 1 chiều nhất định và cần có áp lực dòng chảy tối thiểu 0.4 bar.

4. Nên lắp cùng 1 y lọc phía trước van để dùng hiệu quả, độ bền cao hơn.

Cách lựa chọn van điện từ hiệu quả

Chọn van điện từ hiệu quả là một bước quan trọng trong việc thiết kế và vận hành các hệ thống điều khiển tự động, giúp tối ưu hoá hiệu suất, tiết kiệm năng lượng và tăng độ bền của hệ thống. Dưới đây là những yếu tố bạn cần cân nhắc khi chọn:

  • Chọn van theo loại lưu chất
  • Xác định kích cỡ đường ống
  • Lựa chọn theo điện áp hoạt động
  • Lựa chọn theo kiểu hoạt động
  • Lựa chọn theo thương hiệu – nguồn gốc xuất xứ

Ưu điểm và nhược điểm của van điện từ

Bất kể loại van công nghiệp hay thiết bị nào cũng sẽ tồn tại ưu và nhược điểm nhất định. Bên cạnh những điểm mạnh mà nó mang đến thì cũng có không ít các hạn chế cần khắc phục để quá trình ứng dụng và hoạt động được diễn ra thuận lợi hơn.

Ưu điểm

  • Đóng/ mở tự động giúp giảm nhân công, tiết kiệm chi phí trong hệ thống vận hành
  • Thiết kế nhỏ gọn, thuận tiện cho quá trình lắp đặt
  • Thời gian đóng mở từ 1-3s rất nhanh
  • Chi phí giá thành rẻ

Nhược điểm

  • Không thể duy trì trong thời gian lâu bởi vì cuộn coil nóng
  • Van có thể bị kẹt do dòng lưu chất đi qua, bụi bẩn

Ứng dụng thực tế

Ứng dụng của Solenoid Valve

Valve điện từ có rất nhiều ứng dụng đa dạng trong các ngành công nghiệp và cuộc sống hàng ngày nhờ vào tính năng điều khiển tự động và khả năng hoạt động hiệu quả. Dưới đây là một số ứng dụng tiêu biểu của van điện từ trong các lĩnh vực khác nhau:

  • Dùng cho nước, hơi, dầu… có ứng dụng rất rộng rãi trong công nghiệp, nông nghiệp hay thiết bị điện lạnh gia đình. Sử dụng cho hệ thống cung cấp nước sạch, hệ thống xử lý nước thải, thiết kế trong máy lọc nước, máy giặt,…
  • Valve điện từ khí nén đang được ứng dụng rất rộng rãi trong cuộc sống. Đặc biệt là trong lĩnh vực công nghiệp, cụ thể như hệ thống khí nén xăng dầu và gas,…
  • Valve điện từ rũ bụi được dùng ở các hệ thống lọc bụi, tua bin khí và thiết bị khử lưu huỳnh. Công dụng chính là để vệ sinh các bộ lọc như bộ lọc hộp mực, bộ lọc phong bì, bộ lọc gốm và bộ lọc sợi kim loại thiêu kết.
  • Bên cạnh đó, Solenoid Valve còn được ứng dụng trong ngành nông nghiệp đối với việc tưới tiêu (tưới cây ăn quả, tưới lan, tưới rau,…) của những nông trường hoặc trang trại quy mô lớn,…

Kết luận

Van điện từ một thiết bị điện để điều khiển các dòng chất lỏng, khí,… Loại van này có tính đa dạng về mẫu mã, kích thước, vật liệu, điện áp,…. nên người dùng cần chọn lựa kỹ càng trước khi sử dụng.

Hy vọng, qua bài viết này các bạn sẽ hiểu rõ hơn Solenoid Valve. Nếu các bạn có bất kỳ thắc mắc nào hoặc cần mua điện từ valve cứ liên hệ đến Thép Bảo Tín 0932 059 176 để được tư vấn nhé!

Bình luận (0 bình luận)