Tiêu chuẩn lực siết bulông – Quy trình siết bulông đúng cách

Việc siết bulông mặt bích đúng cách không chỉ đảm bảo sự an toàn, mà còn giúp hiệu quả của hệ thống ống dẫn, máy móc và thiết bị công nghiệp. Nếu siết bulông quá nhỏ hoặc quá lớn, bạn có thể gặp phải những rủi ro. Ví dụ như rò rỉ, hư hỏng, nứt hoặc gãy của mặt bích và bu lông.

Vậy quy trình siết bu lông mặt bích như nào đúng cách? Trong bài viết này, Thép Bảo Tín sẽ giới thiệu cho bạn những kiến thức cần thiết về quy trình siết bulông mặt bích, giúp bạn có thể thực hiện công việc này một cách chuyên nghiệp và an toàn.

Hướng dẫn quy trình xiết bu lông mặt bích đúng cách

Như đã nói, tùy theo ứng dụng, độ bền của bu lông mà quy trình siết bu lông mặt bích cũng khác nhau. Để bạn dễ hình dung, Thép Bảo Tín sẽ đưa ra hướng dẫn xiết bu lông mặt bích với 2 loại thấp áp.

Lực siết bulông
Lực siết bulông là lực kẹp được tạo ra bằng cách siết chặt bulông để giữ chặt các bộ phận lại với nhau – Nguồn: Internet

Siết bu lông mặt bích thấp áp

Siết bằng tay

Với mặt bích thấp áp, bạn hoàn toàn có thể dễ dàng thực hiện siết bằng tay. Quy trình này áp dụng cho mặt bích 8 bu lông bao gồm:

  • Bước 1: Bạn tiến hành siết đối xứng vuông góc với nhau một lượt. Lúc này, bạn sử dụng cờ lê đóng hoặc tay cong để siết. Và lưu ý siết theo thứ tự từ 1 đến 8 (như hình vẽ).
  • Bước 2: Khi siết tới bu lông số 8, bạn siết đuổi 1 vòng bắt đầu từ 8 với lực siết đúng theo yêu cầu. Thứ tự siết bu lông mặt bích này là: 1→2→3→4→5→6→7→8→4→6→2→7→3→5→1→8
Thứ tự siết bu lông mặt bích
Trình tự siết bulông mặt bích

* Lưu ý:

  • Khi siết bu lông mặt bích thấp áp bằng tay, chỉ 1 người thực hiện. Điều này là để đảm bảo lực siết được phân bổ đều.
  • Dùng thước cặp hoặc thước nhét để kiểm tra khe hở 4 góc bích. Nếu khe hở ở 4 góc này không đều nhau, bạn cần siết đối xứng lại chỗ có khe hở lớn nhất.
  • Làm tương tự với các bích 12, 16, 24 lỗ.

Siết bằng cờ lê thủy lực

Kỹ thuật siết bulông mặt bích
Siết bulông mặt bích bằng cờ lê thuỷ lực

Cũng với các bước như trên, bạn cũng có thể siết bu lông mặt bích thấp áp bằng cờ lê thủy lực. Bằng cách siết này, bạn cần tiến hành 3 lần siết đối xứng với 3 mức lực theo quy định. Cụ thể:

  • Bước 1: Bạn thực hiện tương tự như khi siết bu lông mặt bích bằng tay. Bạn siết theo thứ tự từ 1 đến 8 với mức lực 1.
  • Bước 2: Bạn cũng siết bu lông mặt bích lần lượt từ 1 đến 8 với mức lực 2. Sau đó, nâng lên mức lực 3 để tiến hành siết lần 3.
  • Bước 3: Bằng mức lực 3, bạn tiến hành siết đuổi vòng đều các bu lông. Lúc này, các bu lông đã được siết chắc chắn.

Quá trình siết bu lông mặt bích thấp áp bằng cờ lê thủy lực được thao tác như sau:

1->2->3->4->5->6->7->8->1->2->3->4->5->6->7->8->1->2->3->4->5->6->7->8->4->6->2->7->3->5->1->8

Siết bu lông mặt bích cao áp

Quy trình siết bu lông cao áp bạn không thể thực hiện bằng tay được. Bạn phải sử dụng các công cụ như: cờ lê thủy lực, máy căng bu lông bolt tensioner.

Khi đã chọn được công cụ siết phù hợp, bạn chỉ cần tiến hành như khi xiết bu lông mặt bích thấp áp. Thật đơn giản phải không nào!

>> Còn một cách khác để kết nối mặt bích với đường ống hay các phụ kiện khác. Bạn có thể xem cách hàn mặt bích để có thêm kiến thức hữu ích!

Nguyên tắc khi xiết bu lông mặt bích

Dưới đây là những nguyên tắc cơ bản để hạn chế tối đa những sai sót hay nguy hiểm có thể xảy ra trong quy trình xiết bu lông mặt bích:

  • Lựa chọn bu lông và mặt bích phù hợp để hạn chế tình trạng nứt, gãy gây rò rỉ. Xem thêm: Nguyên nhân và cách giải quyết tình trạng rò rỉ mặt bích.
  • Làm sạch và bôi trơn bu lông, mặt bích, đai ốc giúp các bộ phận liên kết bền chặt hơn. Đồng thời, loại bỏ các yếu tố ăn mòn, gây han rỉ, ảnh hưởng đến tuổi thọ và hoạt động của hệ thống máy móc.
  • Sử dụng công cụ siết bu lông phù hợp. Điều này giúp đảm bảo tính liên kết và an toàn cho từng kết cấu thép
  • Phân bổ lực xiết bu lông mặt bích đều và phù hợp. Cần thực hiện siết đối ứng để giữ cho lực siết luôn cân bằng.
  •  Sau khi thực hiện đúng quy trình xiết bu lông mặt bích, bạn cần kiểm tra lại các mối siết để đảm bảo bu lông không bị lỏng, lệch hay tuột ra.

Lưu ý: Mỗi ứng dụng sẽ cần kỹ thuật siết bu lông mặt bích khác nhau. Nếu bạn chưa thật sự chắc chắn về kỹ năng của mình thì nên tham khảo kỹ hướng dẫn từ nhà sản xuất. Điều này giúp hạn chế tối đa những sai sót có thể xảy đến.

Có thể thấy, việc tuân thủ đúng hướng dẫn siết bu lông mặt bích là điều vô cùng cần thiết. Hy vọng rằng những thông tin mà Thép Bảo Tín vừa cung cấp sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về quy trình siết. Đồng thời thực hiện các thao tác đúng kỹ thuật. Nếu có bất cứ vấn đề nào cần hỗ trợ đừng ngại liên hệ với chúng tôi ngay – 0932 059 176!

Bình luận (0 bình luận)