Bạn muốn mua tôn cho công trình của mình? Bạn phân vân bởi tôn sóng rất đa dạng, không chỉ về kiểu dáng, kích thước mà còn về màu sắc và ứng dụng. Xem ngay bài viết dưới đây để nắm được đặc điểm của mỗi loại. Từ đó, lựa chọn được dòng tole phù hợp với ngôi nhà của mình.
Trước khi tìm hiểu sâu hơn về đặc điểm của tôn sóng, bạn đã biết tôn sóng là gì?
Nội dung chính
Tôn sóng là gì?
Tôn sóng là vật liệu lợp mái được làm từ tôn thép cán mỏng. Sau đó nó sẽ trải qua quá trình mạ kẽm hoặc mạ nhôm kẽm và được cán sóng (dập sóng) theo nhu cầu sử dụng.
Tôn sóng hay tôn cán sóng được dùng phổ biến trong những năm gần đây. Phần lớn các công trình hiện đại đều dùng tôn sóng để lợp mái thay cho ngói như trước kia. Hiện nay, tole sóng được dùng vào nhiều ứng dụng khác nhau. Nắm được nhu cầu từ khác hàng, nhiều loại tole sóng đã ra đời. Nó đa dạng từ kiểu dáng, kích thước đến màu sắc và giá thành. Bạn cần tìm hiểu thật ký trước khi chọn mua tole sóng bất kỳ.
Phân loại tôn sóng thông dụng hiện nay
Như đã nói, tôn sóng ngày nay vô cùng đa dạng. Nó được phân loại dựa trên nhiều yếu tố. Cụ thể:
Phân loại theo hình dáng sóng
Tôn sóng được dập theo 3 kiểu đặc trưng bao gồm: sóng vuông, sóng tròn và sóng ngói. Trong đó:
- Sóng vuông: Các sóng có hình vuông đều đặn. Nó tạo cảm giác cứng cáp và chắc chắn.
- Sóng tròn: Các sóng có hình tròn hoặc bầu dục. Nhờ vậy, bề mặt mềm mại và đẹp mắt hơn.
- Sóng ngoi: Thiết kế mô phỏng hình dáng của ngói truyền thống. Nó tạo nên vẻ đẹp cổ điển và sang trọng. Nó có tên tiếng Anh là Tile roof sheet hay Wave tile roof sheet.
Phân loại theo số lượng sóng
Dưới đây là các loại tole sóng và kích thước tôn sóng thông dụng đang được tìm mua nhiều:
- Tôn 5 sóng có chiều rộng khổ là 1070mm. Khoảng cách giữa các bước sóng là 250mm. Chiều cao sóng là 32mm.
- Tôn 6 sóng có khổ rộng 1065mm. Khoảng cách giữa các bước sóng 250mm. Chiều cao sóng là 32mm.
- Tôn 7 sóng có chiều rộng khổ là 1000mm. Khoảng cách giữa các sóng tôn là 166mm. Chiều cao sóng là 25mm.
- Tôn 9 sóng có chiều rộng khổ tôn là 100mm. Khoảng cách giữa các bước sóng là 125mm. Chiều cao sóng tôn 21mm.
- Tôn 11 sóng có chiều rộng khổ tôn là 1070mm. Khoảng cách giữa 2 bước sóng là 100mm. Chiều cao bóng tôn là 18.5mm.
Thực tế, các loại tole 5 sóng, 6 sóng, 7 sóng được đùng vào các công trình công nghiệp lớn. Ví dụ như: nhà thiêu nhi, nhà thi đấu, bệnh viên, trường học, nhà kho, nhà máy,… Trong khi đó, tôn 9 sóng và 11 sóng lại được dùng cho các công trình dân dụng nhở hơn. Bao gồm: chung cư, nhà ở, nhà hàng, kiot,… Ngoài ra, trong dân dụng, tôn la phong 13 sóng cũng thường được sử dụng. Nó có chiều rộng khổ tôn là 1200mm. Khoảng cách giữa các bước sóng là 90mm. Độ dày thường thấy là 0.8mm, 1mm, 1.5mm, 2mm, 3mm.
Phân loại theo độ dày tole
Độ dày tole được chia thành 3 mức: dày, trung bình và mỏng. Độ mỏng/ dày của tôn thường quyết định khả năng chịu lực, chịu tác động từ bên ngoài và độ bền của tôn. Tôn càng dày khả năng chống chịu càng tốt, giá càng cao. Ngược lại, tôn càng mỏng thì càng nhẹ, giá càng rẻ nhưng chịu lực kém và tuổi thọ ngắn.
- Tôn sóng dày – trên 0.65mm
- Tôn trung bình – Khoảng 0.4 – 0.65mm
- Tôn sóng mỏng – Dưới 0.4mm
Ngoài các yêu tố trên, tôn này còn được phân loại theo chất liệu tole. Điển hình là: tôn mạ màu, tôn lạnh màu, tôn mạ kẽm. Mỗi lớp mạ trên bề mặt tôn đều có ảnh hưởng tới tuổi thọ của tole. Nhưng nhìn chung, tôn sóng có thể duy trình tuổi thọ từ 10 – 35 năm. Hãy tính toán thật kỹ công trình của bạn để mua được tôn phù hợp, sử dụng được lâu dài với giá tiết kiệm nhất.
Ưu điểm của tôn cán sóng
Tole sóng là sự lựa chọn của nhiều công trình bởi:
- Được làm từ thép cán mỏng, tole này có khả năng chịu lực tốt, chống ăn mòn và bền bỉ với thời gian.
- Lớp mạ kẽm hoặc hợp kim nhôm kẽm giúp tole chống thấm nước, chống rỉ sét hiệu quả.
- Cấu tạo sóng giúp thoát nước nhanh và không bị dọng nước.
- Tôn này có trọng lượng nhẹ, dễ dàng vận chuyển và thi công, tiết kiệm thời gian và công sức.
- Với nhiều màu sắc và kiểu dáng đa dạng, tôn này mang lại tính thẩm mỹ cao cho công trình.
- Một số loại tôn được phủ thêm lớp cách nhiệt. Từ đó, giúp giảm thiểu sự truyền nhiệt, tiết kiệm năng lượng và đem lại không gian tháng mát cho ngôi nhà.
- So với các loại vật liệu lợp mái khác, tole sóng có giá thành tương đối rẻ.
Ứng dụng của tole cán sóng
- Tole sóng được sử dụng để lợp mái cho nhà, cho chung cư, mái công xưởng, nhà kho,trường học, bệnh viên,…
- Nó cũng giúp để làm vách ngăn trong các nhà xưởng, kho bãi, nhà kho để chia không gian.
- Dùng làm mái che cho các khu vực ngoài trời như sân vườn, ban công, bãi đậu xe,…
- Dùng làm hàng rào bao quanh nhà ở, nhà xưởng, tạo sự an toàn và riêng tư.
>> Xem thêm: Các dòng tole lợp mái nhà thông dụng khác.
Tôn sóng và tôn phẳng khác nhau thế nào?
Cả 2 loại tole này đều được làm từ thép tấm. Sau quá trình tẩy gỉ, chứng được cán nguội để tạo ra thép tấm chất lượng và có độ bền tốt. Dù vậy, chúng vẫn có những điểm khác biệt riêng:
Tôn phẳng | Tôn sóng |
– Có bề mặt phẳng, trơn láng – Khả năng thoát nước và chịu lực đều không tốt bằng tole sóng – Thường được sử dụng để làm trần, vách ngăn, lót sàn, hoặc trong các sản phẩm công nghiệp như tủ lạnh, máy điều – hòa. | – Có bề mặt được tạo thành các đường sóng đều đặn. – Các đường sóng giúp nước mưa thoát nhanh, tránh gây ứ đọng. – Cấu trúc sóng tăng cường độ cứng và khả năng chịu lực của tole. – Nhiều loại sóng khác nhau (vuông, tròn, giả ngói) đáp ứng nhiều nhu cầu từ khách hàng – Chủ yếu được sử dụng để lợp mái cho các công trình dân dụng và công nghiệp. |
Có thể thấy dòng tole nào cũng có những đặc điểm và ưu điểm riêng. Việc lựa chọn loại nào là tùy vào mục đích sử dụng. Vì vậy, cần hiểu công trình và lên kế hoạch kỹ trước khi chọn mua vật liệu này!
Trên đây là những thông tin cơ bản về tôn sóng. Hy vọng những chia sẻ của Thép Bảo Tín sẽ giúp bạn hiểu hơn về dòng tole này. Nếu cần hỗ trợ báo giá hay giải đáp thắc mắc, hãy liên hệ với chúng tôi qua 0932 059 176!